2.3.2.1 Mô hình quy mô lô đặt hàng theo hiệu quả (EOQ- Economic order quantity)
- Mục tiêu của việc quản trị tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự trữtài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
- Giảđịnh: Mô hình EOQ dựa trên các giảđịnh:
+ Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm (Da) được xác định và ở mức đều; + Chi phí mỗi lần đặt hàng (S) và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng. Chi phí đặt hàng là chi phí phát sinh liên quan đến việc đặt hàng như chi phí thủ tục giấy tờ, kiểm nhận hàng hóa. Chi phí này cố định bất chấp quy mô đặt hàng nhiều hay ít. Chi phí đặt hàng cho một kỳ nào đó bằng chi phí mỗi lần đặt hàng nhân với số lần đặt hàng.
+ Chi phí cho mỗi đơn vị hàng tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho. Chi phí tồn trữ (lưu kho) là chi phí phát sinh trong quá trình lưu kho như bảo hiểm, bảo quản, hao hụt… và chi phí cơ hội đểduy trì tồn kho (chi phí lỡ mất khi mua hàng giá rẻ..).
+ Không có chiết khấu theo sốlượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí.
+ Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao cùng thời điểm.
- Nội dung
Xác định lượng đặt hàng tối ưu EOQ
Nếu coi việc bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ là đều đặn thì việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu cho doanh nghiệp trước đó cũng phải diễn ra đều đặn. Giả định sốlượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Q thì mức dự trữtrung bình sẽlà Q/2.
Nếu ta gọi TC là tổng chi phí hàng tồn kho, ta có: TC = Chi phí lưu kho+Chi phí đặt hàng =
Q D S Q H a * 2 *
Qua công thức ta thấy rằng nếu sốlượng đặt hàng Q càng lớn thì chi phí lưu kho càng lớn nhưng chi phí đặt hàng sẽ nhỏ. Còn nếu Q càng nhỏ thì H càng nhỏnhưng S lại lớn. Vấn đềlà làm thếnào đểxác định Q* tức là xác định Q để TCmin. ĐểTC=>min thì TQ 0 0 2 2 Q D S H a EOQ= H S Da* 2
Hình 3.3 : Chi phí trong môhình đặt hàng hiệu quả EOQ
Xác định điểm đặt hàng lại Qdh
Về mặt lý thuyết người ta có thể giảđịnh là khi nào lượng hàng kỳtrước hết mới nhập kho lượng hàng mới.
Trong thực tiễn hoạt động hầu như không có doanh nghiệp nào đểđến khi nguyên vật liệu hết rồi mới đặt hàng vì để đảm bảo tiến độ sản xuất. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới.
Thời điểm đặt hàng mới được xác định bằng sốlượng hàng tồn kho sử dụng mỗi ngày nhân với độdài của thời gian giao hàng.
Lượng tồn kho tại điểm
đặt hàng lại = Số lượng hàng tồn kho sử dụng mỗi ngày * Độ dài của thời gian giao hàng Lượng dự trữan toàn (dự trữ bảo hiểm)
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ hoặc
sản xuất những hàng hoá mang tính nhạy cảm với thịtrường. Do đó, đểđảm bảo sựổn định trong sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữan toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.
Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.
- Ưu và nhược điểm của mô hình
Ưu: Tính toán đơn giản
Nhược: Nhu cầu hàng tồn kho phải thường xuyên và đều, nguồn cung cấp ổn định Không áp dụng được cho tất cảcác loại hàng tồn kho
Giá cảkhông đổi
Chưa tính đến chiết khấu thương mại
2.3.2.2 Mô hình quy mô lô đặt hàng theo sản xuất (POQProdution Order Quantity)
Nếu chúng ta nới lỏng giả thiết cho rằng toàn bộđơn hàng phải đến cùng lúc, thì một công ty có thể nhận đơn hàng của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này kết hợp với giả thiết nhu cầu đều, thì ngay trong thời gian nhận hàng chúng ta vẫn thấy tồn tại quá trình tiêu thụ. Do đó, lượng hànghóa thực tếmà đơn hàng tích lũy vào tồn kho thấp hơn mức đặt hàng. Tình hình này cũng giống như quá trình sản xuất hàng loạt, trong thời gian sản xuất kéo dài vẫn có quá trình tiêu thụ. Chúng ta có thể xem trường hợp này qua hình 3.4.
* Giả thiết của môhình:
+ Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có thểước lượng được.
+ Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p), vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp vềđến.
+ Nếu hết tồn kho thì sựđáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể. + Không có chiết khấu theo sốlượng.
+ Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d).
Giả sử rằng công ty tiến hành sản xuất theo đơn hàng, hay sản xuất hàng loạt. Khả năng sản xuất mỗi ngày theo thiết kế là p đơn vị sản phẩm. Mức nhu cầu trong năm đã xác định là Da sản phẩm. Nhu cầu đều mỗi ngày là d sản phẩm. Chi phí đặt một đơn hàng bao gồm chi phí cho các thủ tục đặt hàng, chi phí thiết đặt lại máy móc thiết bị, chi phí lập kế hoạch tiến độ, kiểm soát sản xuất cho lô hàng, chi phí sản phẩm sản xuất thử... xác định là S đồng/đơn hàng. Chi phí tồn kho một đơn vị sản phẩm trong năm là H đồng. Sốngày có thể sản xuất trong năm N ngày. Chúng ta có thể phân
tích quá trình sản xuất cho đơn hàng như sau:
- Khảnăng sản xuất của công ty một ngày là p sản phẩm. Khảnăng sản xuất sản phẩm liên tục trong năm là P=N*p sản phẩm.
Hình 3.4: Mô hình tồn kho POQ
- Nhu cầu một ngày theo giả thiết tiêu thụ đều ta có p = Da/N. Điều kiện hiển nhiên là p > d.
- Quá trình sản xuất với mức p đơn vị sản phẩm /ngày. - Quá trình tiêu thụd đơn vị sản phẩm mỗi ngày.
Ta có:
-Thời gian tiến hành sản xuất xong đơn hàng sẽlà T= Q/p ngày - Sản lượng tích lũy tồn kho mỗi ngày là p - d sản phẩm. - Sản lượng sản phẩm đã tiêu thụlà d*T=d* sản phẩm.
- Sản lượng sản phẩm sản xuất ra tích lũy vào tồn kho là: (p-d)* =(1- )*Q sản phẩm.
Vì 0<d<p nên 0<(1- )<1 nghĩa là mức tích lũy vào tồn kho luôn nhỏ hơn quy mô đơn hàng. Ta có tồn kho tối đa, đạt được khi đơn hàng vừa hoàn thành:
Imax = Imin+(1- )*Q = (1- )*Q (theo giả thuyết Imin=0) Tồn kho bình quân: =(1- )*
Tổng chi phí : TC= *S+(1- )* Để TCminthì Q=
Để thống nhất cơ sở thời gian cho công thức tính, nhân tử và mẫu của phân số cho số ngày trong năm ta được: . Như vậy, công thức tính quy mô lô sản xuất tối ưu là:
POQ=Q=
2.3.2.3 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)
Trong giả thiết cơ sở cho mô hình EOQ, giá đơn vị của hàng hóa không bị ảnh hưởng bởi qui mô đặt hàng. Trên thực tế, các lô hàng có qui mô lớn có thể được hưởng một chiết khấu giảm giá. Điều này, hợp với một thực tế là các nhà cung cấp muốn khuyến khích khách hàng mua đơn hàng với số lượng lớn. Giả sử có bảng giá chiết khấu theo qui mô đặt hàng, rõ ràng qui mô đặt hàng không chỉ ảnh hưởng tới chi phí tồn kho và đặt hàng như mô hình EOQ, mà nó còn ảnh hưởng tới chi phí mua sắm. Cần phải xác định toàn bộ chi phí của hoạt động mua sắm, tồn kho và đặt hàng.
Giả thiết của mô hình:
- Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng cho một loại vật liệu có thể ước lượng được.
- Mức tồn kho trung bình hàng năm có thể ước lượng theo 2 cách:
: Nếu giả thiết của mô hình EOQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, đơn hàng được nhận tất cả một lần, vật liệu được dùng ở mức đồng nhất và vật liệu được dùng hết khi đơn hàng mới về đến.
: Nếu các giả thiết mô hình POQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p), sử dụng ở mức đồng nhất (d) và vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng mới về đến.
- Sự thiết hụt tồn kho, sự đáp ứng khách hàng và chi phí khác có thể tính được. - Có chiết khấu số lượng, khi lượng đặt hàng lớn giá (g) sẽ giảm.
Ta có: TC= Q
Để xác định được lượng hàng tối ưu cho một đơn hàng, ta tiến hành các bước sau:
(1) Xác định lượng hàng tối ưu Q* theo công thức của mô hình EOQ với mức giá thấp nhất và kiểm tra xem Q* có nằm trong khoảng chấp nhận giá thấp không.
+ Nếu Q* thỏa mãn, tiến hành đặt hàng với mức Q*. + Nếu Q* không thỏa mãn, chuyển sang bước 2. (2) Tăng mức giá, tính lại Q* và kiểm tra Q*:
+ Nếu Q* thỏa mãn, chuyển sang bước 3.
+ Nếu Q* không thỏa mãn, thực hiện lại bước 2.
(3) Tính tổng chi phí tồn kho cả năm (gồm chi phí đặt hàng, chi phí kho và chi phí mua sắm) cho mức đặt hàng Q* và mức cận dưới của các khoảng đặt hàng có giá thấp hơn. Mức đặt hàng chấp nhận được nếu có tổng chi phí thấp nhất.