Những hoạt động nâng cao năng lực chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 70 - 72)

Để một tổ chức đáp ứng yêu cầu của thị trường đang phục vụ thì cần lưu ý đến đo lường và cải thiện khả năng của mình trong 4 lĩnh vực hoạt động của chuỗi cung ứng: Hoạch định (Plan), tìm kiếm nguồn hàng (Source), sản xuất (Make) và phân phối (Delivery).

- Hoạch định

Trong quy trình hoạch định, cần đánh giá chi phí cho công tác hoạch định, chi phí tài chính tồn kho, thời gian lưu kho trung bình và độchính xác của dựbáo.

Các dữ liệu này cần được tập hợp lại một cách thường xuyên, song song với việc theo dõi và dựđoán các xu hướng trên thị trường, khi các chỉtiêu đã được xem xét cẩn thận thì phải kiểm tra và hoàn thiện các quy trình kinh doanh để có thể gia tăng hiệu suất hoạt động.

- Tìm kiếm nguồn hàng

Đối với hoạt động tìm kiếm nguồn hàng, một số dữ liệu công ty nên thu thập bao gồm chi phí thu mua vật liệu, thời gian của chu kỳthu mua hàng hóa, thời gian cung cấp nguyên vật liệu thô. Các công đoạn trong quy trình này bao gồm những hoạt động cần thiết để tập trung nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, ở mức độ chuyên sâu hơn, những vấn đề đòi hỏi thông tin bao gồm những dữ liệu liên quan đến quy trình tạo nguồn hàng như số lượng nhà cung cấp, tỉ lệ đơn đặt hàng ở xa, nguyên liệu được mua phân theo khu vực địa lý. Một vài thước đo xác định hiệu quả hoạt động thực tếlà năng lực giao hàng của nhà cung cấp, thời gian thanh toán, tỉ lệhàng hóa được mua trong khoảng thời gian liên quan.

- Sản xuất

Sản xuất là hoạt động quan trọng trung tâm trong chuỗi cung ứng, để phát triển và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ được chuỗi cung ứng tạo ra, quy trình này đòi hỏi phải hoàn thiện các công đoạn cụ thể như thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất, phát triển và điều độ sản xuất chung. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đến số

lần phàn nàn về sản phẩm, số lượng sản phẩm lỗi, thời gian của chu kỳ sản xuất, tỉ lệ hoànthành đơn cùng với chất lượng sản phẩm.

Đối với cấp độ chuyên sâu hơn, quy trình sản xuất có công cụ đo lường độ phức tạp và loại hình riêng, chẳng hạn như số SKU, khảnăng gia tăng sản lượng một cách linh hoạt, các bước trong quy trình sản xuất theo địa điểm địa lý, và việc tối đa hóa công suất. Thước đo hiệu quả quản lý thực tiễn là phần trăm gia tăng giá trị, tỉ lệ thực hiện đơn hàng, tỉ lệ thay đổi đơn hàng chế tạo do các vấn đề nội bộ và công tác lưu kho.

- Phân phối

Hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng. Những hoạt động phân phối gắn liền với công đoạn nhận đơn hàng và giao sản phẩm đến cho khách hàng.

Chỉtiêu được sử dụng đểđánh giá hoạt động phân phối là tỉ lệhoàn tất đơn hàng, chi phí quản lý đơn hàng, khoảng thời gian quay vòng hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ trả hàng.

Đối với đánh giá chuyên sâu hơn về quy trình phân phối, công cụ đo lường sự phức tạp của quy trình này bao gồm số đơn hàng theo kênh, số dòng sản phẩm và những chuyến hàng theo kênh và phần trăm những dòng sản phẩm bị trả về. Thước đo hiệu quả của loại hình gồm các địa điểm giao hàng theo khu vực địa lý và số kênh phân phối. Thước đo thực tiễn kiểm soát những thông số như thời gian giao hàng công bố, tỉ lệhóa đơn bịsai sót và phương pháp nhập liệu đơn hàng.

Những dữ liệu này nên thu thập thường xuyên và dự đoán các xu hướng. Khi mục tiêu thực hiện bắt đầu bị chệch thì nên tìm hiểu lại các hoạt động tạo nên vấn đề này, từđó có các điều chỉnh đểtăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Phân tích các tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong các điều kiện thịtrường khác nhau?

Câu 2: Sử dụng các tiêu chí đo lường để đo lường hiệu quả hoạt động của một chuỗi cung ứng thực tế của một doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ellram L.M. and Krause D.R. (1994) Supplier partnerships in manufacturing versus non-manufacturing firms, International Journal of Logistics Management, 5(1), 43–53.

Hugos Michael H (2011), Essentials of supply chain management, Nhà xuất bản John Wiley & Sons,

Lambert Douglas M, James R Stock và Lisa M Ellram (1998), Fundamentals of logistics management, Nhà xuất bản McGraw-Hill/Irwin,

Khoa Quản trị Kinh doanh- Trường ĐH Kinh tếĐà Nẵng (2008), Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng.

Nguyễn Kim Anh (2010), Bài giảng Quản lý chuỗi cung ứng, ĐH Mở Bán công TP.HCM..

Nguyễn Thành Hiếu (2015a), Quản trị hợp tác trong chuỗi cung ứng, Xuất bản lần thứ1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam.

Nguyễn Thành Hiếu (2015b), Quản trị chuỗi cung ứng, Xuất bản lần thứ1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình và Trần Khánh Duy (2014), Dựbáo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Xuất bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Tài chính, Việt Nam.

Trường Đại học Thủ Dầu Một (2020), Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng, Bình Dương, Việt Nam

Trần Thị Thu Hương- Trường Đại học Thương Mại, Quản trị Chuỗi cung ứng, Hà Nội, Việt Nam. Các website: http://quantri.vn/ https://vietnambiz.vn/ https://sage.edu.vn/ https://quanlysanxuat.net/ https://lscftu2.com/

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)