Những khuynh hướng mới trong ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 54 - 55)

cung ứng

- Xu hướng số hoá trong chuỗi cung ứng

Nền kinh tế 4.0 đang dần thay đổi cách làm việc truyền thống của các hoạt

động chuỗi cung ứng. Từ việc tự động hóa các quy trình thủ công, cải thiện việc quản lý vận tải đến đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động thông qua các ứng dụng công nghệthông tin trongchuỗi cung ứng. Với một lộtrình chuyển đổi số hợp lý, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng không những có thểđảm bảo nhu cầu này mà còn có thể thu về doanh thu.

Những xu hướng công nghệ đã, đang và sẽ là mấu chốt quan trọng nhất của chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng trong thời gian tới như sử dụng điện thoại thông minh để minh bạch hóa quy trình, đồng bộ hóa quy trình làm việc trên nền tảng đám mây (cloud), kết nối các thiết bị vật lý với nền tảng đám mây bằng công nghệ internet vạn vật, áp dụng trí tuệ nhân tạo (artificiaI intelligence) và học máy (machine learning) để hỗ trợ đưa ra quyết định, tự động hoá vận hành bằng Rô bốt và phương tiện không nguời lái, đảm bảo tính chuyên nghiệp với các giải pháp phần mềm dạng dịch vụ (Saas)...

- Cơ cấu tổ chức có khả năng thích ứng cao

Liên quan đến việc số hóa chuỗi cung ứng là khả năng thích nghi của cơ cấu tổ chức với những thay đổi trong chuỗi giá trị. Cho dù chuỗi cung ứng có được sốhóa để cung cấp thông tin nhanh chóng hơn, nhưng nếu thiếu một cấu trúc phù hợp thì doanh nghiệp cũng không thể phản ứng nhanh chóng. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hàng đầu đang tìm kiếm một cơ cấu tổ chức có khả năngthích ứng cao hơn để có thể cạnh tranh hiệu quả và vượt qua những giới hạn cung ứng trong hiện tại cũng như tương lai.

- Phát triển và đầu tư các hệ sinh thái bền vững

Sựthành công của chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào sự bền vững của những hệsinh thái quan trọng trong nội tại và bao quanh chuỗi như là: nhà cung cấp, đối tác, nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Tính bền vững vềmôi trường cũng là một yếu tố ưu tiên của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Những tập đoàn này đặt ra những mục tiêu lớn trong việc giảm khí thải nhà kính, tiêu thụ nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Vì vậy, họcũng bắt đầu đầu tư nhiều hơn để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững với các công nghệ cũng như thực hành cho phép giảm khí thải nhà kính.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 54 - 55)