Quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 39 - 41)

Quy trình sản xuất nói chung là quá trình con người tác động vào tài nguyên/nguồn lực để biến chúng thành các sản phẩm có ích cho xã hội.

Việc quản lý quy trình sản xuất trong doanh nghiệp gồm hoạch định sản xuất, yêu cầu sản xuất, lệnh sản xuất, lịch sản xuất, thống kê sản xuất, hoàn thành và đóng lệnh sản xuất.

- Hoạch định sản xuất

Quá trình hoạch định sản xuất sẽ phải thực hiện 3 công việc quan trọng sau:

+ Xác định nhu cầu sản xuất

Nhu cầu sản xuất được xác định từ kế hoạch sản xuất do bộ phận sản xuất lập ra theo từng kỳ (năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo kế hoạch kinh doanh của công ty hay đơn hàng khách đặt. Đối với đơn hàng của khách, mặt hàng có thể thay đổi thường xuyên theo nhu cầu nên thường không lên kế hoạch sản xuất trước được. Kế hoạch chỉ được soạn ra khi có đơn hàng.

Mục tiêu: kiểm tra lượng sản phẩm hiện tồn kho của từng công đoạn, tính lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng công đoạn.

+ Xây dựng định mức sản xuất

Nếu phòng nghiên cứu và phát triển đưa ra sản phẩm mới thì cần phải thiết lập định mức sản xuất bao gồm định mức nguyên liệu, định mức phế liệu và định mức chi phí sản xuất.

+ Hoạch định nhu cầu nguyên liệu

Dựa vào nhu cầu sản xuất, tính lượng nguyên liệu cần dùng, so sánh tồn kho sẵn sàng, tính ra lượng nguyên liệu còn thiếu cần bổ sung.

Kết quả của 3 công việc trên là tính được nhu cầu bán thành phẩm từng công đoạn cần sử dụng, tồn kho bán thành phẩm sẵn sàng để từ đó tính lượng bán thành phẩm ở từng công đoạn cần sản xuất.

- Yêu cầu sản xuất

Sau bước hoạch định, bộ phận quản lý sản xuất phải lập yêu cầu sản xuất cho từng nhà máy, phân xưởng.

Yêu cầu sản xuất có thểlà tự sản xuất hay yêu cầu gia công bên ngoài.

- Lệnh sản xuất

Ởbước này, yêu cầu sản xuất sẽđược chia cho từng công đoạn/tổ/dây chuyền để thực hiện. Phân công máy nào, ca nào, ngày nào thực hiện lệnh sản xuất.

+ Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng. + Đưa ra các mục tiêu tương ứng

+ Ưu tiên sắp xếp theo thứ tựcác công việc + Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch + Kiểm tra thực hiện các kế hoạch

- Thống kê sản xuất

Công đoạn này cần phải thống kê chi tiết các nội dung sau: + Xuất nguyên liệu ra phân xưởng.

+ Báo cáo sản xuất: sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng. + Nhập lại nguyên liệu thừa, chuyển cho lệnh sản xuất khác.

- Hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành (có thểlà sản xuất xong hoặc ngừng giữa chừng) đều phải tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng đểxác nhận hoàn thành.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 39 - 41)