Thuê ngoài trong hoạt động cung ứng (Outsourcing)

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 48 - 51)

Thuê ngoài (outsourcing) được hiểu là việc di chuyển các quá trình kinh doanh trong tổ chức sang các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Về bản chất, đây là chiến lược loại trừ các chức năng kinh doanh không cốt lõi để tập trung nguồn lực vào các kinh doanh chính yếu của doanh nghiệp.

- Thuê ngoài mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Trước tiên, giúpgiảm vốn đầu tưvàgiảm chi phí, do nhà kinh doanh dịch vụ logistics có cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ tốt, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng đa dạng với quy mô lớn nên đạt được lợi thế nhờ qui mô, nhờ đó có thể cung cấp cùng một dịch vụ với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệptự làm.

Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng vàtăng nhanh tốc độ vận động hàng hóa. Do các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài là các tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp nên có khả năng chuyên môn cao, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp.

ngoài đòi hỏi phải phát triển các kỹ năng giao tiếp và quá trình hợp tác với nhiều tổ chức cung cấp dịchvụ logistics và các doanh nghiệpkhác cùng tham gia kinh doanh.

Tăng khả năng tiếp cận thông tin với môitrường luôn biến động. Thuê ngoài không chỉ đòi hỏi phải chia sẻ thông tin với nhà cung cấp mà còn phải nắm bắt và phân tích tốt các thông tin môi trường bên ngoài, giúp thúc đẩy doanh nghiệp thích nghi tốt hơn.

Trong những lợi ích kể trên, khả năng giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ là những lợi ích được các doanh nghiệpquan tâm hàng đầu.

- Tuy nhiên, thuê ngoài cũng có những rủi ro:

Quy trình nghiệp vụbị gián đoạn: trong trường hợp này chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dự trữ cao hơn mức cần thiết hoặc thời gian đáp ứng đơn hàng kéo dài.

Chi phí hợp tác quá caocũng là lỗi thường gặp khi doanh nghiệpđánh giá quá thấp những nỗ lực và chi phí cần thiết để phối hợp hoạt động giữa các bên như chi phí về tích hợp hệ thống thông tin, chi phí giao tiếp và chi phí thiết kế qui trình. Việc phát sinh những chi phí không đáng có như chi phí sửa chữa các sự cố cũng làm tăng đáng kể tổng chiphí logistics.

Rò rỉ dữ liệu và thông tin nhạy cảm do doanh nghiệp phải chia sẻ thông tin về nhu cầu và khách hàng với các nguồn cung ứng. Các nhà cung cấp phục vụ rất nhiều khách hàng nên nguy cơ rò rỉ thông tin có thể xảy ra.

Nhìn chung, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào hai nhóm là chi phí và chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp. Điều này dường như đẩy các định hướng cải tiến về phía các nhà cung cấp, nhưng theo quan điểm của các chuyên gia logistics thì thuê ngoài không chỉ là công nghệ và kỹ thuật mà là chiến lược. Do đó, thuê ngoài trong chuỗi cung ứng cần phù hợp với ngân sách, nguồnlực, loại hình kinh doanh của doanh nghiệpvà để mang lại hiệu quả còn phải tận dụng tốt năng lực của nhà cung cấp 3PL (third party logictics). Như vậy, thuê ngoài chỉ cần thiết và khả thi nếu doanh nghiệpbiết kết hợp điểm mạnh của mình với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, đứng ra làm người điều phối, chủ động điều khiển quá trình hợp tác giữa các bên.

Chính vì vậy, một chiến lược thuê ngoài trong chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết phải bắt đầu bằng việc lựa chọn chínhxác hoạt động nào trong chuỗi cung ứng có thể hoặc cần thiết để có thể thuê ngoài, hoạt động nào cần tự làm hoặc không thể thuê ngoài. Thứ hai là xác định được nhà cung cấp dịch vụ 3PL thích hợp, không chỉ giúp doanh nghiệptận dụng tối đa các kỹ năng chuyên môn để hỗ trợ dịch vụ cho mình mà còn giúp khắc phục các bất lợi của hình thức thuê ngoài đã nêu trên.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Phân tích những ưu và nhược điểm khi thuê ngoài trong hoạt động cung ứng? Câu 2: Có 5 công việc A, B, C, D và E đều phải thực hiện lần lượt trên máy khoan xong chuyển sang máy tiện. Thời gian thực hiện các công việc trên các máy như sau:

Công việc Thời gian thực hiện (phút)

Máy khoan Máy tiện

A 12 22

B 4 5

C 5 3

D 15 16

E 10 8

a. Vận dụng nguyên tắc Johnson sắp xếp thứ tựcác công việc để thời gian thực hiện tất cảcác công việc là ngắn nhất?

b. Xây dựng lịch trình điều độ và cho biết thời gian thực hiện ngắn nhất cho tất cảcác công việc trên là bao nhiêu?

Chương 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 48 - 51)