Thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 55 - 58)

- Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

- Chuỗi cung ứng thương mại điện tử (e-SCM) là việc ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến các quy trình hoạt động B2B nhằm tăng tốc độ, kiểm soát thời gian và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Quy trình này bao gồm các hoạt động cung cấp (mua sắm), quản lý (lập kế hoạch, phối hợp, kiểm tra). E-SCM không chỉ là vấn đề công nghệ, mà còn bao gồm các thay đổi vềchính sách, văn hóa doanh nghiệp, quá trình kinh doanh, và cơ cấu tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

- Hoạt động của chuỗi cung ứng thương mại điện tử hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Nhận thức của các đối tác về tầm quan trọng chiến lược của việc phối kết hợp: Đó là sự liên kết chặt chẽvà tin cậy giữa các đối tác với nhau, đây là cơ sở để tạo ra tốc độ, sự thống nhất và giảm chi phí.

+ Minh bạch vềthông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng: thông tin về tình trạng hàng hóa còn lại tại tất cảcác đoạn trong chuỗi, nhu cầu về sản phẩm, thời gian phân phối và các thông tin liên quan cần được công khai cho các thành viên tại mọi lúc, mọi nơi.

+ Tốc độ, chi phí, chất lượng và dịch vụ khách hàng: Cần xác định rõ các tiêu chí đểđánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, đặc biệt là bốn mục tiêu trên. + Tích hợp các đối tác chặt chẽ: e-SCM sẽ hiệu quả hơn nếu liên kết chặt chẽ các bên bao gồm các bộ phận bên trong công ty và các bên liên quan như nhà cung cấp, đối tác, dịch vụlogistics và các nhà phân phối.

- Các hoạt động của e-SCM:

+ Cung cấp: tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và phân phối. Cácthành viên có thể sử dụng hệ thống thông tin về cung cấp để giảm lượng hàng lưu kho, tăng tốc độ lưu thông hàng hóa do đồng bộ hóa về cung và cầu trong toàn bộ hệ thống. Thông tin cập nhật (real-time) về cung cầu tạo điều kiện thực hiện các chiến lược sản xuất theo đơn hàng (make-to-order) và lắp ráp theo yêu cầu. Triển khai chuỗi cung ứng và yêu cầu của khách hàng trên mạng là hai hoạt động quan hệ mật thiết trong chuỗi cung ứng.

+ Mua sắm trực tuyến: là việc áp dụng công nghệtrên web để hỗ trợ hoạt động mua sắm, bao gồm hỏi hàng, tìm nguồn cung cấp, đặt hàng, hợp đồng, thanh toán. Mua sắm trực tuyến hỗ trợ việc mua sắm các nguyên liệu trực tiếp và gián tiếp thông

qua các công cụ như catalogue trực tuyến, hợp đồng điện tử, đơn đặt hàng trực tuyến, và thông báo giao hàng… Mua sắm trực tuyến có thể cải tiến chuỗi cung cấp theo nhiều cách: catalogue trực tuyến có thểđược sử dụng để giảm thời gian thiết kếcác bộ phận của sản phẩm; minh bạch các thông tin và chi tiết linh kiện giúp việc ra quyết định nhanh và chính xác hơn; đặt hàng trực tuyến giúp giao dịch nhanh hơn; thông báo giao hàng giúp khách hàng kiểm soát quá trình vận chuyển tốt hơn.

+ Phối hợp để lập kế hoạch: việc lập kế hoạch phối hợp đòi hỏi các bên cung cấp và mua sắm phải phối hợp chia sẻcác thông tin về nhu cầu và kế hoạch cung cấp đểđáp ứng nhu cầu đã ước tính. Việc ước tính nhu cầu và kế hoạch cung cấp cần được cập nhật thường xuyên thông qua cơ chế chia sẻthông tin qua Internet của hệ thống e- SCM.

+ Hợp tác thiết kếvà phát triển sản phẩm mới: sử dụng kỹ thuật nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới thông qua phối hợp nhiều công ty nhằm tăng khả năng thành công và giảm thời gian tung sản phẩm mới ra thị trường. Trong suốt quá trình nghiên cứu và phát triển, các bản vẽ thiết kế có thể được chia sẻ thông qua một hệ thống mạng an toàn giữa các hãng thầu, thử nghiệm, marekting, phân phối và dịch vụ. Các kỹ thuật khác bao gồm chia sẻ các thông số kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, và thay đổi thiết kế, đồng thời sử dụng các mẫu thiết kế trực tuyến để nhận phản hồi từ khách hàng. Hoạt động này góp phần giảm đáng kể chi phí phát triển sản phẩm thông qua tích hợp hệ thống thông tin và tăng cường trao đổi giữa các bên.

+ E-Logistics: là việc sử dụng công nghệ trên web để hỗ trợ việc mua, lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu. E-Logistics tạo điều kiện để tối đa hóa quá trình vận chuyển và lưu trữhàng hóa.

+ Các sàn giao dịch B2B:thông qua các sàn giao dịch này, thông tin, giao dịch, sản phẩm và nguồn vốn được trao đổi thông qua một cộng đồng thương mại ảo.

- Thách thức đối với hoạt động chuỗi cung ứng trong điều kiện thương mại

điện tử

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đồng thời cũng gia tăng sự mong đợi của khách hàng. Họ muốn có nhiều sự lựa chọn hơn, được giao hàng nhanh hơn, được cập nhật trạng thái đơn hàng cũng như cung cấp các chính sách đổi trả thỏa đáng. Tất cả những yêu cầu trên đòi hỏi chuỗi cung ứng phải tiến hành những thay đổi, cải tiến trong các lĩnh vực nhất định đểcó thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng:

+ Nâng cao khảnăng hiển thịhàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho luôn luôn là khía cạnh vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là khi mua bán đa kênh phát triển. Khảnăng hiển thịhàng tồn tốt sẽ cung cấp khả năng xử lí những đơn hàng online mà không cần phải thực sự sở hữu

mặt hàng đó trong kho. Khi hệ thống các kênh thương mại điện tử và quản lý đơn hàng được đồng bộ, quy trình xử lí có thể được diễn ra thuận lợi hơn: hàng sẽ được kiểm kê và xuất kho từtrung tâm phân phối gần nhất hoặc mua ngoài để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

+ Rút ngắn thời gian giao hàng

Việc thêm chức năng phân phối cho các điểm bán lẻ là một trong những xu hướng góp phần rút ngắn thời gian giao hàng. Các cửa hàng có thể vừa là nơi người mua đến nhận hàng từ đơn đặt online, vừa là nơi xử lí đơn hàng để chuyển phát tới những nơi khác. Walmart đã áp dụng phương thức này một cách sáng tạo bằng cách để nhân viên chuyển phát những đơn hàng tới những địa điểm tiện trên đường vềnhà của họ. Tuy vậy, hầu hết các cửa hàng bán lẻkhó có thể thực hiện chức năng này vì sự hạn chếtrong không gian kho và khảnăng hiện thịhàng tồn.

+ Tối ưu hóa quy trình đổi trả

Đổi trảhàng là vấn đề cần được lưu tâm trong giao dịch online. Rất nhiều rủi ro có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển, và những truy vấn liên quan cũng như yêu cầu đổi trả của khách hàng cần được giải quyết ổn thỏa nếu công ty muốn giữuy tín và không để mất khách hàng của mình. Vì vậy, logistics thu hồi trở thành một khía cạnh cần được đầu tư kĩ càng để có thể đạt hiệu quả tối ưu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đang góp phần đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cho rất nhiều tổ chức hoạt động ở bất cứ quy mô nào. Tuy nhiên, đằng sau đó là yêu cầu về những ứng dụng công nghệtiên tiến phù hợp, vềtính hiệu quảvà sự linh hoạt của cả một chuỗi cung ứng đểcó thểthích nghi với thịtrường điện tử tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp gồm những gì? Theo anh chị, hệ thống thông tin nào là quan trọng nhất?

Câu 2: Theo anh chị, để sử dụng hiệu quả e-SCM thì cần các điều kiện gì? Hãy lấy ví dụ về một e-SCM hiệu quả trong thực tế?

Chương 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 55 - 58)