Hệ thống sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 38 - 39)

Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, sựphân bố vềkhông gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau.

Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, tỷ trọng của mỗi bộ phận, mối liên hệ sản xuất giữa chúng và sự bốtrí cụ thể các bộ phận đó trong một không gian nhất định. Hệ thống sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật, là cơ sởđể tổ chức quá trình sản xuất và tổ chức bộmáy quản trị doanh nghiệp.

Thiết kế hệ thống sản xuất chính là việc dựa trên các dựbáo về thịtrường và môi trường kinh doanh, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như chiến lược phát triển doanh nghiệp mà xây dựng (mở rộng) một hệ thống sản xuất phù hợp, thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao vì chuyên môn hóa là cơ sở để

nâng cao loại hình sản xuất, hiện đại hóa sản xuất, tổ chức sản xuất dây chuyển, đây chính là điều kiện đểtăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Thứ hai, đảm bảo tính linh hoạt cần thiết của sản xuất. Môi trường kinh doanh

càng biến động, càng đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu sản xuất đảm bảo tính linh hoạt cao, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Đây là điều kiện không thể thiếu, phù hợp với nền kinh tế thị trường mở cửa, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Cần chú ý rằng tính linh hoạt và chuyên môn hóa là hai phạm trù mâu thuẫn, hiệu quả của chuyên môn hóa có thể bị mất hoàn toàn do không linh hoạt trong môi trường thay đổi. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa chuyên môn hóa và tính linh hoạt như thế nào còn tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô của từng doanh nghiệp.

Thứ ba, đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng đều đặn cần thiết ngay từkhâu thiết

kế. Đó là sự cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất với các nguồn lực đầu vào, sự cân đối giữa hai bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, giữa sản xuất chính, sản xuất phụ và sản xuất phụ trợ, giữa các bộ phận cấu thành của sản xuất chính với nhau, của sản xuất phụ với nhau và của sản xuất phụ trợ với nhau.

Thứ tư, phải tạo điều kiện gắn trực tiếp hoạt động quản trị với hoạt động sản

xuất. Yêu cầu này đòi hỏi phải tính toán bố trí các bộ phận sản xuất phù hợp với công nghệ chế tạo và trong một giới hạn không gian cần thiết. Ở mỗi bộ phận phải thiết kế

sao cho các hoạt động quản trị diễn ra thuận lợi nhất, đảm bảo sự quan sát, kiểm tra trực tiếp và thường xuyên hoạt động của dây chuyền sản xuất.

Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽcó một số bộ phận chính sau:

Bộ phận quản lý: thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bốtrí nguồn lực đểđảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.

Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.

Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.

Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.

Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụlao động.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chuỗi cung ứng (bậc đại học) (Trang 38 - 39)