Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao lẹo dao

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 58 - 59)

Có nhiều yếu tố ảnh huởng đến sự hình thành và phát triển chiều cao lẹo dao, ở đây ta chỉ xét đến các yếu tố chính nhu: tốc độ cắt v, chiều dày cắt a, luợng chạy dao S, góc truớc Y.

3.3.5.1. Ảnh hưởng của tốc độ cắt.

Hình 3.12. Vùng tốc độ cắt ảnh hưởng đến lẹo dao.

Kích thuớc của lẹo dao và tính vững chắc của nó phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ cắt. Vùng tốc độ cắt ảnh huởng đến sự hình thành, phát triển của lẹo dao đuợc chia làm bốn khoảng nhu sau (Xem hình 3.12):

- Vùng I: Tốc độ cắt < 3(m/phút) - Tại vùng này lẹo dao không tồn tại hoặc rất nhỏ.

- Vùng II: Tốc độ cắt trong khoảng 3:50 (m/phút) - Lẹo dao xuất hiện và chiều cao lẹo dao tăng dần.

- Vùng III: Tốc độ cắt trong khoảng 50:80 (m/phút) - Lẹo dao bắt đầu giảm. - Vùng IV: Tốc độ cắt trong khoảng 80:120 (m/phút) - Lẹo dao không tồn tại.

Lưu ý: Tùy thuộc vào tính chất cơ lý và thành phần hóa học của vật liệu gia công mà tốc độ cắt trong các vùng trên có thay đổi chút ít.

Trong biểu đồ ở hình 3.12 còn cho ta thấy ảnh huởng của tốc độ cắt v đến nhiệt cắt d°, tốc độ cắt tăng thì nhiệt cắt tăng. Quan hệ giữa tốc độ cắt với góc truớc của dao khi có lẹo dao Y1 cũng có tuơng quan giống với quan hệ giữa tốc độ cắt v với chiều cao lẹo dao h.

3.3.5.2. Ảnh hưởng của chiều dày cắt a.

Chiều dày cắt a có ảnh huởng lớn đến sự hình thành và phát triển của lẹo dao. Trong hình 3.13, ta có thể thấy rằng chiều dày cắt càng lớn thì hiện tuợng lẹo dao càng dễ xảy ra. Vì a càng lớn, áp lực của phoi lên mặt truớc của dao càng

60

nên điều kiện hình thành lẹo dao càng dễ xảy ra. Trong biểu đồ ở hình 3.13 dễ thấy chiều dày cắt a1 lớn nhất nên v0 ứng với chiều cao lẹo dao hmax cũng nhỏ hơn khi chiều dày cắt tuơng ứng là a2 và a3, đồng thời hmax tuơng ứng với a1 là lớn nhất.

Mặt khác, ta có liên hệ a = S.sinọ, nhu vậy có thể thấy rằng ảnh huởng của chiều dày cắt a đến chiều cao lẹo dao có thể đuợc xác định thông qua ảnh huởng

của S và ọ.

0 VQ V m/ph

Hình 3.13. Quan hệ giữa chiều dày cắt và chiều cao lẹo dao. 3.3.5.3. Ảnh hưởng của góc trước Y.

Trong biểu đồ ở hình 3.14 cho ta thấy, ứng với giá trị của góc truớc Y1 nhỏ nhất thì chiều cao lẹo dao đạt đuợc hmax lớn nhất , ứng với tốc độ cắt tuơng ứng v0 nhỏ nhất so với giá trị v0 tuơng ứng với các góc truớc có giá trị lớn hơn Y2, Y3. Điều này cũng dễ hiểu vì Y càng nhỏ, ma sát càng lớn nên càng dễ hình

thành lẹo dao.

Hình 3.14. Quan hệ giữa góc trước với chiều cao lẹo dao.

Ngoài các nhân tố chính đã phân tích ở trên thì tính chất của vật liệu gia công, chế độ tuới nguội và độ bóng của mặt truớc cũng ảnh huởng lớn đến sự hình thành lẹo dao.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)