Khái niệm, đặc điểm của phay

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 131 - 133)

- Phay được sử dụng để gia công các mặt phẳng, rãnh thẳng, rãnh xoắn, then

hoa, bánh răng, gia công ren, gia công các mặt tròn xoay, mặt định hình.

- Chuyển động chính khi phay do dao phay thực hiện, còn chuyển động chạy dao do bàn máy mang chi tiết thực hiện. Phay đạt ĐCX từ cấp 2 - 4, độ bóng từ 4

- 7.

Hình 8.2. Các chuyển động cắt trong một số sơ đồ phay.

- Dao phay có nhiều lưỡi cắt tham gia cắt đồng thời, đường kính dao phay lớn, tốc độ phay cao, có nhiều phương án gia công nên phay cho năng suất cao.

- Lưỡi cắt không làm việc liên tục, khối lượng dao lớn nên điều kiện truyền nhiệt tốt. Tuy nhiên, diện tích lớp cắt thay đổi gây rung động, cũng vì vậy mà khả năng tồn tại lẹo dao ít hơn khi tiện.

Hình 8.3. Quá trình cắt không liên tục khi phay. Hình 8.1: Phay rãnh

133

a) Phay bằng dao phay trụ; b) Phay bằng dao phay mặt đầu. Có nhiều chỉ tiêu phân loại dao phay, chẳng hạn như:

+ Theo vật liệu làm dao: Dao HSS, dao HKC.

+ Theo kết cấu bên trong có: Dao phay liền, dao phay ghép, dao phay răng chắp bằng hàn hay bằng kẹp cơ khí.

134

+ Theo hình dạng răng: Răng thẳng, răng nghiêng, răng xoắn, răng nhọn, răng hớt lưng...

+ Theo phương pháp kẹp có: Dao phay đuôi trụ, dao đuôi côn.

+ Theo khả năng công nghệ: Gia công mặt phẳng như dao phay trụ, dao phay mặt đầu, dao phay đĩa, dao phay ngón.Gia công rãnh có dao phay ngón, dao phay đĩa. Gia công bánh răng có dao phay mô đun, dao phay lăn răng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)