Ảnh hưởng của tốc độ cắt v đến T

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 98 - 100)

Tốc độ cắt v là một nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến T so với t và s. Vì khi cắt với v càng lớn tức công suất tiêu hao càng lớn, nhiệt cắt càng cao, do đó các mặt làm việc của dao mòn nhiều và tuổi thọ dao giảm.

Qua thực tế thấy rằng, tốc độ cắt tăng rất ít cũng làm cho tuổi thọ của dao giảm đi đáng kể. Ví dụ, đối với dao HKC, nếu tăng tốc độ cắt lên 2 lần thì tuổi thọ của dao giảm đi 32 lần. Song nâng cao tuổi thọ của dao bằng cách giảm vận tốc sẽ làm giảm năng suất lao động, tăng giá thành sản phẩm.

Tốc độ cắt tăng lên thì tốc độ mòn cũng tăng lên và càng nhanh đạt mức mòn cho phép [hs] và DCC phải được mài lại, nghĩa là tuổi bền T giảm. Bằng thực

100

nghiệm, người ta xây dựng được quan hệ giữa tốc độ cắt v và tuổi bền T, biểu diễn trên đồ thị hình 5.5.

Hình 5.5. Ảnh hưởng tốc độ cắt đến tuổi bền T của dao HKC. a) Tiện thép; b) Tiện gang.

Một cách tương đối thì quan hệ giữa T - v được biểu diễn dưới dạng phương

101

(5.1)

C : là hằng số phụ thuộc vật liệu gia công và vật liệu DCC. m : Số mũ nói lên mức độ ảnh huỏng của tuổi bền đến tốc độ cắt.

Từ quan hệ trên có thể viết nhu sau:

C = v.T" = v T" = v2 .T" = ...v .T'" = vn -T"

Riêng về tốc độ cắt, nó là một nhân tố quan trọng của chế độ cắt, vì không những nó quyết định năng suất gia công mà còn quyết định chất luợng bề mặt gia công. Thuật ngữ "tốc độ cắt" mà ta hay dùng là tốc độ cắt cho phép. Trong thực tế, chọn chế độ hợp lý là chế độ cắt với "v tối uu". Tốc độ cắt tối uu là tốc độ cắt vừa cho năng suất cao nhất, vừa cho giá thành rẻ nhất.

Ta thấy rằng khi tăng v, dụng cụ cắt nhanh mòn đến độ mòn cho phép [hs] và dao phải ngừng làm việc để mài lại, kết quả là T giảm xuống. Hoặc theo quan hệ (5.1) thì để tăng tuổi bền T, ta phải giảm tốc độ cắt v.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 98 - 100)