Khi tăng t và tăng S sẽ làm tăng diện tích lớp cắt, do đó các lực cắt thành phần
đều tăng.
Hình 4.8. Ảnh hưởng t và S đến lực cắt thành phần.
Thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng của t đến lực cắt lớn hơn ảnh hưởng của S đến lực cắt. Các đường cong thể hiện quan hệ giữa Pz - t , Py - t , Px - t có độ dốc lớn hơn tương ứng so với các đường cong thể hiện quan hệ giữa Pz - S, Py - S, Px - S.
4.2.1.2. Ảnh hưởng của tốc độ cắt v.
Ảnh hưởng của tốc độ cắt v đến lực cắt tương đối phức tạp. Từ biểu đồ trên hình 4.9 có thể thấy rằng trong khoảng tốc độ cắt từ v1 đến v3, lực cắt thành phần biến thiên (giảm trong khoảng từ v1 đến v2 và tăng trong khoảng từ v2 đến v3). Khi tăng tốc độ cắt vượt qua giới hạn v3 thì lực cắt thành phần có xu hướng giảm. Có thể giải thích vấn đề này như sau:
- Trong khoảng tốc độ cắt từ v1 đến v3 có sự hình thành lẹo dao. Lẹo dao theo chu kỳ dẫn đến thay đổi giá trị góc trước của dao và đồng nghĩa với việc lực cắt ứng với dải tốc độ cắt này biến thiên.
- Khi tốc độ cắt vượt qua giới hạn v3, lẹo dao không xuất hiện nên không tồn tại ảnh hưởng của lẹo dao đến lực cắt. Như đã biết, tốc độ cắt v càng lớn thì biến dạng của vật liệu trên phôi sẽ giảm, đồng nghĩa với lực cắt sẽ giảm theo. Vì thế v càng
90 lớn thì xu hướng lực cắt sẽ giảm.
Hình 4.9. Ảnh hưởng của v đến lực các lực cắt thành phần.
91