Cấu trúc chung của đá mà

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 163 - 164)

Đá mài được hình thành từ các hạt mài với chất dính kết và các lỗ trống. - Vật liệu hạt mài: Các hạt mài đóng vai trò của lưỡi cắt.

- Chất dính kết: Có chức năng liên kết các hạt mài, tạo thành hình dáng và độ cứng yêu cầu của đá.

- Các lỗ trống: Là khe hở giữa các hạt mài và chất dính kết. Có chức năng để chứa phoi và thoát phoi khi mài.

10.2.1.1. Vật liệu hạt mài.

Các hạt mài có kích thước nhỏ từ 1:2um, một số loại vật liệu hạt mài thường được sử dụng như sau:

+ Ôxít nhôm Al2O3 nhân tạo là loại vật liệu có độ cứng cao, tính năng cắt gọt tốt, chủ yếu để chế tạo đá mài. Thường dùng hai loại như sau:

+ Ôxít nhôm Al2O3 thường chứa 89-95% Al2O3, màu nâu xám đến hung đỏ. Dùng để mài vật liệu dẻo và bền như thép.

+ Ôxít nhôm Al2O3 trắng, chứa 96-99% Al2O3, màu hồng đến trắng. Cứng hơn, giòn hơn, dùng để mài thép gió, đạt độ nhẵn bề mặt cao.

+ Silicon các bít: Có độ bền và cứng cao hơn Al2O3. Silicon các bít có màu xanh lục dùng để mài các bít thiêu kết và các vật liệu cứng khác. Loại đen dùng mài gang và các kim loại màu.

+ Boron các bít: Có độ cứng cao hơn Silicon các bít gần bằng kim cương, tuy nhiên chỉ dùng để làm bột mài.

+ Elbo (Nitrit bo lập phương) là loại hạt mài tổng hợp có độ cứng nằm giữa Silicon các bít và kim cương tinh thể, mảnh cắt vật liệu thường gọi là mảnh CBN. Elbo có khả năng mài thép dễ dàng , chính xác., chịu được nhiệt cắt cao đến 1371 :c.

+ Kim cương nhân tạo: Có độ cứng cao hơn các loại vật liệu khác rất nhiều, tính năng cắt gọt tốt. Nhiệt độ mài thấp, chất lượng bề mặt tốt.

10.2.1.2. Chất dính kết.

Các hạt mài được liên kết với nhau bằng chất dính kết. Một số loại chất dính kết được dùng như:

165 - Chất kết dính nhựa dẻo.

- Chất kết dính cao su. - Chất kết dính silicat.

10.2.1.3. Độ cứng của đá mài.

Là khả năng giữ chặt hạt mài bởi chất kết dính. Độ cứng của đá mài phụ thuộc vào tỷ lệ khoảng trống trong đá: Vđá = Vd.kết + Vh.mài + Vl.trống

Độ cứng của đá mài được ký hiệu bằng các chữ cái từ A đến Z. Với cùng lượng hạt mài, đá cứng hơn là đá có nhiều chất dính kết hơn và ít lỗ trống hơn.

10.2.1.4. Chọn đá mài.

Chọn đá mài là công việc hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, độ bóng, và độ chính xác bề mặt gia công. Chọn đá mài phải căn cứ vào nhiều yếu tố như vật liệu gia công, yêu cầu kỹ thuật.

- Đá mài phải có tính năng cắt gọt tốt, đảm bảo năng suất chất lượng.

- Đá mài có cấu trúc xốp thường kém bền hơn đá có cấu trúc chặt nhưng lại có khoảng trống lớn thích hợp mài vật liệu dẻo.

- Khi mài thô nên chọn độ hạt lớn, khi mài tinh chọn ngược lại.

- Khi vật liệu cứng nên chọn đá mềm để làm tăng khả năng mài lại của đá. - Khi mài vật liệu rất mềm nên chọn đá mềm.

- Khi mài định hình nên chọn đá mài có độ cứng cao. 10.3. Các phương pháp mài.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 163 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)