Hiện tượng mòn của dụng cụ cắt

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 94 - 95)

Mài mòn dụng cụ cắt là hiện tượng mất khối lượng phần cắt gọt do ma sát giữa mặt sau của dao và bề mặt gia công, ma sát giữa phoi và mặt trước dao, mũi dao, tất cả diễn ra trong điều kiện rất khốc liệt (nhiệt cắt cao, áp lực lớn, bôi trơn hạn chế,... ) vì vậy dụng cụ cắt bị mài mòn nhanh.

Tuỳ thuộc vào điều kiện cắt, vật liệu gia công và vật liệu dao mà dao có thể bị mòn theo các dạng như hình 5.2.

Hình 5.2. Các dạng mòn của dụng cụ cắt.

a) Mòn theo mặt sau; b) Mòn theo mặt trước; c) Mòn cả mặt trước và mặt sau d) Cùn lưỡi cắt; hs - Độ mòn mặt sau; hf - Độ mòn mặt trước

- Mòn theo mặt sau là chính, thường xảy ra khi cắt với phoi mỏng, cắt vật liệu giòn (ví dụ gia công gang) (hình 5.2a).

- Mòn theo mặt trước xảy ra khi gia công vớí chiều dày cắt a > 0,6mm và cắt vật liệu thép (hình 5.2b).

- Mòn cả mặt trước và mặt sau, khi gia công vật liệu dẻo với chiều dày cắt trung bình (a •••0,1:0,5 mm) (hình 5.2c).

M฀i mòn c฀a d฀ng c฀ c฀t l฀ ฀i฀u không th฀ tránh ฀฀฀c sau m฀t th฀i gian d฀i l฀m vi฀c c฀a d฀ng c฀ c฀t. Nh฀ hình 5.1 ฀ bên ta th฀y hình ฀nh m฀t m฀nh c฀t b฀ mòn. V฀ khi d฀ng c฀ c฀t b฀ mòn quá gi฀i h฀n cho phép s฀ ฀nh h฀฀ng x฀u ฀฀n quá trình c฀t v฀ ch฀t l฀฀ng gia công

96

- Cùn lưỡi cắt (lưỡi cắt bị vê tròn): Thường gặp khi gia công tinh vật liệu dẫn nhiệt kém như: thép hợp kim, chất dẻo,...

Mòn theo mặt sau phổ biến hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác gia công, do đó hs được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá độ mài mòn dụng cụ cắt, dụng cụ cắt còn cắt được khi thỏa mãn hs < [hs] trong đó [hs] là độ mòn dao cho phép. Nếu không thỏa mãn điều kiện đã cho thì cần phải mài lại dụng cụ cắt trước khi gia công.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý cắt (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)