0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (giai đoạn năm 2018 2020)

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC) (Trang 43 -58 )

năm 2018 - 2020)

2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

a) Sản phẩm/dịch vụ:

Ngành nghề kinh doanh của công ty là cung ứng xăng dầu Hàng không, dịch vụ tra nạp nhiên liệu cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế tại các sân bay dân dụng Việt Nam, kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ khác, vận chuyển xăng dầu, sản phẩm dầu mỏ và hàng hoá khác. Xuất nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ, vật tư, phụ tùng, hoá chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành xăng dầu, khai thác chế biến dầu mỏ, sản xuất, kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật xăng dầu. Ngoài ra, kinh doanh văn phòng cho thuê, kho cảng, du lịch, khách sạn, dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Từ khi bắt đầu thành lập vào năm 1993, Công ty tham gia nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, chủ yếu là kinh doanh nhiên liệu Jet A-1. Với hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị chuyên dùng đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu về tra nạp nhiên liệu hàng không, Công ty luôn hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ do Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) giao.

Chu trình vận chuyển nhiên liệu từ nước ngoài về đến kho đầu nguồn và kho từng sân bay và tra nạp cho các chuyến bay được tác giả nghiên cứu, thể hiện bằng sơ đồ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình vận chuyển nhiên liệu bay của SKYPEC

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - đầu tư SKYPEC) Trong những năm qua, sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty có mức tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao. Tuy nhiên, từ năm 2008, với việc

tham gia thị trường tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty cổ phần nhiên liệu bay Pertrolimex (PA) tại cả ba miền, SKYPEC góp cổ phần 25% - 30 % tham gia của các công ty tra nạp nhiên liệu ngầm là Công ty Cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) và Công ty Cổ phần thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất (TAPETCO) làm ảnh hưởng đến sản lượng tra nạp nhiên liệu của Công ty. Cụ thể như sau:

Tại khu vực Tân Sơn Nhất, ACV đã thành lập Công ty cổ phần thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất (TAPETCO) để triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng tra nạp ngầm và thực hiện cung cấp nhiên liệu tại Tân Sơn Nhất. Theo chủ trương của VNA, SKYPEC tham gia TAPETCO qua hình thức mua cổ phần và đạt mức cổ phần 30,47%.

Do đặc điểm quá trình đầu tư nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất, ACV chưa đầu tư hệ thống cung cấp nhiên liệu (bồn bể, hệ thống ống ngầm, công nghệ...) nên TAPETCO sẽ phải đảm nhiệm việc đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng cung cấp nhiên liệu tại sân bay Tân Sơn Nhất do đó tổng vốn đầu tư cho dự án này là khá lớn (gần 1.000 tỷ đồng) trong đó vốn điều lệ của TAPETCO là trên 230 tỷ đồng.

Tại nhà ga T2 Nội Bài, ACV thành lập Công ty cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NASFC) để thực hiện vận hành và khai thác hệ thống tra nạp ngầm do ACV đã đầu tư tại đây. SKYPEC cũng tham gia góp vốn thành lập NASFC.

Công ty cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài bao gồm 03 cổ đông sáng lập, trong đó Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sở hữu 60% tổng số cổ phần của Công ty. Các cổ đông khác sẽ gồm: Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) chiếm 30% tổng số cổ phần và Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chiếm 10% tổng số cổ phần còn lại. Vốn pháp định dự kiến khoảng 125 tỷ.

Khác với dự án tại Tân Sơn nhất, TAPETCO phải đầu tư toàn bộ hệ thống tra nạp ngầm, tại T2 hệ thống tra nạp ngầm ACV đã đầu tư (bồn chứa nhiên liệu, hệ thống công nghệ...), NAFSC chỉ chịu trách nhiệm trong công tác vận hành và bảo trì toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên liệu cho nhà ga T2 cùng các trang thiết bị phụ trợ liên quan đi kèm; cung cấp các dịch vụ tra nạp nhiên liệu cho tàu bay tại Cảng hàng không Nội Bài. Toàn bộ phí sử dụng đường ống sẽ do Chủ đầu tư dự án là ACV thu và sử dụng. Công ty cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài sẽ đảm nhận phần công việc vận hành và bảo trì hệ thống nhiên liệu ngầm (FHS) cùng dịch vụ tra nạp nhiên liệu lên cánh tàu bay (Wing service) cho các hãng hàng không đi/đến quốc tế tại Cảng hàng quốc Quốc tế Nội Bài. Doanh thu hằng năm của Công ty sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm nhất định của tổng doanh thu từ việc thu phí sử dụng đường ống của ACV và dịch vụ tra nạp theo mô hình bên dưới.

Công suất thiết kế của hệ thống cung cấp nhiên liệu được thiết kế dựa trên dự báo về sản lượng hành khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài năm 2020 là 20 triệu khách/năm và 30 triệu khách/năm vào năm 2030.

Hình 2.3: Mô hình hoạt động hệ thống tra nạp ngầm tại Nội Bài

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - đầu tư SKYPEC)

b) Đặc điểm về Quy trình vận chuyển nhiên liệu hàng không của SKYPEC Với đội ngũ gần 1286 cán bộ công nhân viên được đào tạo, Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) là nhà cung ứng nhiên liệu hàng đầu cho các Hãng Hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam. Nhiên liệu được công ty nhập khẩu từ các thị trường quốc tế lớn như: Singapore, Trung Quốc... Đề đáp ứng yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu tra nạp cho máy bay, Công ty đã đầu tư xây dựng 03 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 với 11 phép thử tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe (quy định của các tổ chức: ICAO, IATA, JIG, …). Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 và được đánh giá cấp lại với hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001_2008. Công ty cũng đang đầu tư trang bị các xe tra nạp hiện đại; cải tạo bê sung các phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không chuyên dùng đảm bảo an toàn chất lượng nhiên liệu và dịch vụ tra nạp nhiên liệu tại các sân bay.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã đạt được nhiều thành tích như năm 1997 công ty được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III và năm 2001 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II về thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

c) Đặc điểm về hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm

Chi nhánh khu vực miền Bắc là đơn vị duy nhất cung ứng nhiên liệu hàng không Jet A-1 cho hơn 50 hãng Hàng không quốc tế, và 04 hãng Hàng không nội địa.

Chỉ nhánh khu vực miễn Trung chuyên kinh doanh, cung ứng xăng dầu và các dịch vụ tra nạp nhiên liệu máy bay Jet A-l cho các hãng Hàng không nội địa và quốc tế tại các sân bay khu vực miễn Trung.

Chi nhánh khu vực miền Nam chuyên kinh doanh, cung ứng xăng dầu và các dịch vụ tra nạp nhiên liệu máy bay Jet A-1 cho các hãng Hàng không nội địa và quốc tế tại các sân bay khu vực miền Nam như sân bay Tân Sơn Nhất…

Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong quá trình SXKD, có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Vì vậy ngay từ khi thành lập Công ty đã rất chú trọng đến vẫn đề tiêu thụ sản phẩm Xăng dầu sao cho được nhiều nhất, có hiệu quả nhất. Đối tượng khách hàng của SKYPEC chủ yêu là các hãng Hàng không trong nước và Quốc tế, phân còn lại là các khách hàng ngoài hàng không chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.

Các hãng Hàng không Nội địa: Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet, Vasco, PFC… Đây là đối tượng khách hàng lớn nhất của SKYPEC, mỗi năm tiêu thụ khoảng 75% sản lượng đầu Jet A-1 bán ra của công ty.

Các hãng hàng không Quốc tế có đường bay tại Việt Nam: Korean Airlines, Japan Airlines, China Airlines, Malaysia Airlines… Đây là đối tượng khách hàng lớn thứ hai của công ty, mỗi năm tiêu thụ khoảng 20% sản lượng bán ra của công ty. Ngoài ra, một số doanh nghiệp trong nước có nhu cầu mua Jet A-1 bán ra của công ty làm dầu đốt công nghiệp và pha chế chiếm 5% còn lại.

d) Thị trường

Công ty hiện có bốn chi nhánh trực thuộc, bao gồm chi nhánh vận tải và ba chi nhánh cung cấp nhiên liệu hàng không và dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay thuộc ba miền Bắc, Trung và Nam. Đối tượng khách hàng của Công ty chủ yếu là các hãng Hàng không trong và ngoài nước.

Các hãng hàng không trong nước gồm có Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Vasco, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Đây là đối

tượng khách hàng lớn nhất của SKYPEC, mỗi năm tiêu thụ khoảng trên 70% sản lượng bán của Công ty.

Các hãng hàng không nước ngoài khai thác tại Việt Nam gồm có Korean Airlines, Japan Airlines, China Airlines, Malaysia Airlines... Đây là đối tượng khách hàng lớn thứ hai của Công ty, đối tượng khách hàng này chiếm khoảng trên 20% tổng sản lượng bán ra của Công ty.

e) Lao động

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng số lao động của Công ty là 1.286 người, mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các tỉnh thành (tại 17 sân bay và địa phương).

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, SKYPEC bố trí nhân lực trong khối cơ quan công ty là 304 người, khu vực miền Bắc là 244 lao động, miền Trung nắm giữ 223 nhân lực, miền Nam với con số 300 người, và cuối cùng là chi nhánh vận tải là 202 người. Do công ty tuân thủ và thực hiện theo chủ trương và quyết định của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, nên SKYPEC cắt giảm thời gian làm việc của mỗi cá nhân bất kể các cấp bậc xuống 50% so với thời gian làm việc trước đây. Ví dụ điển hình như khối Cơ quan công ty làm theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 thì sẽ giảm xuống mỗi tuần làm việc từ hai đến ba buổi làm việc hoặc các chi nhánh ba miền làm việc theo ca kíp sáng tối thì sẽ được nghỉ từ ba đến bốn buổi trong một tuần thay vì làm việc sáu buổi một tuần như trước khi dịch bệnh COVID- 19 bùng phát ở Việt Nam.

Căn cứ thực tế khách quan (chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong tình hình dịch bệnh, hoạt động khai thác của các hãng hàng không, tổ chức hoạt động SXKD của Công ty…), trong 4 tháng cuối năm 2020 Công ty tiếp tục điều hành và sử dụng lao động ứng phó linh hoạt với từng tình huống của dịch Covid-19, đảm bảo bố trí lao động đáp ứng các yêu cầu khai thác và phù hợp với năng suất lao động, tỷ lệ lao động bố trí ngừng việc các tháng trung bình từ 20%- 50% với các yêu cầu:

- Lao động trực tiếp: ngừng việc tương ứng với sản lượng khai thác giảm so với kế hoạch tại từng bộ phận khai thác (vận tải, tra nạp, kho …)

- Lao động gián tiếp: ngừng việc theo tỷ lệ, ngày công đảm bảo phù hợp với năng suất lao động.

Với thực tế về sử dụng lao động 8 tháng đầu năm và kế hoạch 4 tháng cuối năm, lao động bình quân ước thực hiện cả năm 2020 của Công ty là 1.291 người, trong đó:

+ Lao động thực tế sử dụng bình quân: 987 người (bao gồm 01 TB kiểm soát, Ban điều hành), bằng 76% tổng số lao động.

+ Lao động nghỉ việc, ngừng việc bình quân: 304 người, bằng 24% tổng số lao động.

f) Vốn điều lệ

Công ty chính thức hoạt động theo mô hình TNHH một thành viên từ ngày 01/7/2010, với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng Việt Nam do Tổng công ty HKVN là chủ sở hữu. Quá trình cổ phần hoá thành công cũng là điều kiện tốt cho Công ty có điều kiện tăng vốn điều lệ, phấn đấu đến năm 2020 vốn điều lệ của Công ty lên trên 1.000 tỷ đồng và đến năm 2030 vốn điều lệ phấn đấu tăng lên 1.500 tỷ đồng.

g) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty SKYPEC đã đồng thời thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ trên toàn bộ hệ thống cũng như đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ như:

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống phòng thử nghiệm hiện đại vật liệu an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017, phương tiện tra nạp hiện đại, hệ thống công nghệ kho bể tiên tiến cùng với đầu tư mở rộng sức chứa, … các trung tâm điều hành giám sát, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào các công tác quản lý và khai thác: Hệ thống giám sát thông minh, tích hợp GPS và camera hành trình, số hóa xe tra nạp.

Các kho nhiên liệu sân bay được lắp đặt hệ thống camera thông minh có cảnh báo, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế IATA và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

h) Sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.1. Tình hình thực hiện sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không giai đoạn 2018-2020 của SKYPEC

(Đơn vị tính: tấn)

Năm 2018

KH

(Nguồn Phòng Tiếp thị và Bán sản phẩm - SKYPEC) Sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty SKYPEC giai đoạn 2018-2020 luôn tăng trưởng ở mức cao trên 10% từ năm 2010 cho đến nay, năm 2019 có mức sản lượng tra nạp tăng cao nhất. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công ty đã phải điều chỉnh kế hoạch sản lượng cho phù hợp với tình hình SXKD và được VNA thông qua. Kết quả về sản lượng tra nạp nhiên liệu của Công ty SKYPEC giai đoạn 2018-2020 được thể hiện qua Biểu đồ như sau:

(Đơn vị tính: tấn)

Biểu đồ 2.1. Tổng sản lượng tra nạp nhiên liệu của SKYPEC

(Nguồn Phòng Tiếp thị và Bán sản phẩm - SKYPEC) 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (giai đoạn năm 2018 - 2020) Hoạt động kinh doanh của Công ty SKYPEC giai đoạn từ năm 2018 đến

năm 2020 chịu ảnh hưởng lớn từ nhu cầu tra nạp nhiên liệu của các hãng hàng không trong và ngoài nước bay đường dài quốc tế, tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Các hãng hàng không chuyên chở chủ yếu là khách du lịch đến Việt Nam, theo Tổ chức

du lịch Thế giới (UNWTO) thì 75% khách du lịch là đi bằng máy bay. Năm 2018- 2019 và đầu năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không tăng đột biến, có thể thấy qua số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam (Vietnamtourism) như sau:

Năm 2018, Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 18.008.591 lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Lẽ ra năm 2020 sẽ bùng nổ lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bởi theo thống kê của Tổng cục Du lịch thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3.686.779 lượt khách. Quý II năm 2020, do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh khách du lịch giảm mạnh, không còn khách du lịch quốc tế, chỉ còn khách trong nước; Các hãng hàng không của Việt Nam gặp khó khăn, thua lỗ hàng nghìn tỷ do máy bay phải nằm tại các sân bay (VNA lỗ 8.000 tỷ, Vietjet lỗ 2.000 tỷ). Từ tháng 4 năm 2020, Cục Hàng không Việt Nam ra lệnh cấm các chuyến bay quốc tế đi và đến, chỉ hạn chế một số chuyến bay quốc tế từ Nhật, Hàn, Singapore và Đài Loan.

* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Năm 2019, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 30.722.448 triệu đồng, tăng 20.115 triệu đồng tương ứng tăng 6,59% so với năm 2018.

Năm 2020, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 11.542.841 triệu đồng, giảm 19.179.607 triệu đồng tương ứng giảm 62,43% so với năm 2019.

* Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2019 của Công ty tăng 17.175 triệu đồng tương ứng tăng 13,47% so với năm 2018.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC) (Trang 43 -58 )

×