Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty qua các yếu tố cấu thành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (SKYPEC) (Trang 88 - 89)

3.2.1.1. Nâng cao nguồn lực con người

Để việc đảm bảo mạng lưới thông tin nội bộ được thông suốt giúp công ty điều hành các cuộc họp với chi nhánh có thể cải thiện kết quả hoạt động SXKD bằng cách yêu cầu các đơn vị trực thuộc tham gia cuộc họp có sẵn các chủ đề, nội dung họp nêu trong văn bản gửi công ty. Việc chuẩn bị các văn bản tường trình được chuẩn bị kỹ lưỡng và dành thời gian để đọc chúng sẽ tạo nền tảng cho việc hiểu sâu về các vấn đề phát sinh mà công ty phải đối mặt.

Công tác đào tạo và quản lý ở Công ty đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây tuy nhiên vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách để phân tích, báo cáo các số liệu, chỉ tiêu kịp thời về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, do đó chưa mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới Công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác này để có được một hệ thống báo cáo có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Khách hàng sẽ không bao giờ yêu thích một công ty mà ngay cả những người nhân viên không yêu thích công ty đó. Trong thực tế, nhân viên của doanh nghiệp chính là những người chịu trách nhiệm trực tiếp kết nối với khách hàng, họ chính là sứ giả truyền tải những giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp tạo ra được môi trường làm việc hạnh phúc cho nhân viên, những trải nghiệm tốt đẹp đó chắc chắn sẽ đọng lại trong tâm trí họ và nhanh chóng lan tỏa đến khách hàng. Ngược lại, khi nhân viên không yêu thích công việc hoặc mang cảm xúc tiêu cực, điều đó sẽ lập tức tác động đến trải nghiệm của chính các thượng đế của doanh nghiệp. Người nhân viên sẽ mang đến cho khách hàng những điều tương tự mà doanh nghiệp dành cho họ.

Có thể doanh nghiệp chưa biết, nhưng sự thành công của những ông lớn trên thế giới như Amazon, Apple, Zara hay BMW có một phần đóng góp không nhỏ đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ dành cho việc xây dựng quan hệ khách hàng. Hơn thế nữa, quan hệ khách hàng đã vượt lên trên giới hạn của việc giao tiếp hay đơn

thuần là một dịch vụ đi kèm, nó đã trở thành vũ khí xây dựng bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp, giúp sản phẩm đi sâu vào trong tiềm thức của khách hàng.

SKYPEC có thể học hỏi phương thức của Apple trong đào tạo nhân viên Marketing của mình. Một case study điển hình cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là việc Apple áp dụng chiến dịch “Customer First” trong việc đào tạo nhân viên của họ.

Ví dụ, những nhân viên trong một cửa hàng của Apple không bị áp đặt doanh số, thay vào đó, họ được đào tạo để học cách kết nối với khách hàng và bán hàng theo phương thức A.P.P.L.E như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (SKYPEC) (Trang 88 - 89)