Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty SKYPEC

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (SKYPEC) (Trang 73 - 80)

tranh của Công ty SKYPEC

2.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Chính trị, pháp luật

Nam Á về sự ổn định chính trị và đường lối, chính sách trong nhiều năm liền theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh khủng hoảng chính trị diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới như Myanmar, Thái Lan, Gruzia,…cũng như các vụ khủng bố liên tiếp xảy ra tại Hoa Kỳ, Liên bang Nga,…Đồng thời, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng tăng cao cũng như Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ ngoại giao - hợp tác với bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới. Thêm nữa, cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy nhanh hơn giúp các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến ưu tiên thậm chí còn trước cả Thái Lan và Trung Quốc. Từ đó, nhu cầu đi lại, vận tải đường hàng không tăng nhanh trong các năm 2018 - 2020 dẫn đến ngành kinh doanh nhiên liệu hàng không Việt Nam nói riêng và toàn ngành vận tải hàng không tại Việt Nam nói chung sẽ càng có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh thị trường vận tải hàng không Việt Nam đang ngày một mở rộng về quy mô và chất lượng. Là một bộ phận của ngành kinh doanh nhiên liệu hàng không Việt Nam, công ty SKYPEC sẽ có được điều kiện thuận lợi để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng là hãng HK hơn, nhằm thu được lợi nhuận cao và mở rộng thị phần trên thị trường.

2.3.1.2. Kinh tế

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng về GDP năm 2020 của Việt Nam là 2,9 % trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra căng thẳng, Việt Nam trở thành một trong rất ít điểm sáng khi dịch bệnh Covid - 19 bùng phát trên thế giới và hấp dẫn ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập vào thị trường nội địa và mở các nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp trên khắp Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhờ hàng rào thuế quan tại các quốc gia thành viên đang được giảm dần nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong ba năm trở lại đây đã tăng mạnh.

Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt cộng đồng quốc tế, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Khách du lịch

quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019 đạt 18 triệu lượt khách, còn đối với khách nội địa du lịch trong nước đạt 85 triệu lượt khách. Hai con số này đã nói lên nhu cầu tất yếu về vận tải hàng không tại thị trường Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Vì là một mắt xích trong chuỗi cung ứng của nền kinh tế Việt Nam, cùng với những uy tín mà công ty SKYPEC đã gây dựng trong những năm qua, đặc biệt với các đối tượng khách hàng lâu năm có thể kể đến như các hãng hàng không Vietnam Airlines Group, Japan Airlines, Aeroflot, Air France, Korean Air, China Airlines, China Southern Airlines… thì công ty đang đứng trước một cơ hội lớn để có thể phát triển sâu hơn nữa vào thị trường kinh doanh nhiên liệu hàng không nội địa.

2.3.1.3. Văn hóa, xã hội

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019, Việt Nam là một quốc gia đông dân cư với hơn 96,46 triệu dân (xếp thứ 16 về dân số trên thế giới). Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động chiếm 68,2% dân số, chi phí nhân công còn thấp nên các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đã và đang có xu thế tiến vào Việt Nam xây dựng các nhà máy trong các khu công nghiệp chế xuất.

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển được các hãng thông tin, tạp chí, cẩm nang du lịch uy tín trên thế giới bình chọn với các danh hiệu ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới và những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, cảnh quan kì vĩ, huyền bí, tính đa dạng sinh học cùng với giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Hệ thống hang động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất. Đặc biệt, hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động này được các nhà khoa học và thám

hiểm công nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh. “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận” - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, trên tạp chí National Geographic.

Tính đến 7/2011, trong số hàng chục nghìn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, đã có hơn 6000 di tích cấp tỉnh, hơn 3000 di tích và danh thắng đã được xếp hạng di sản văn hóa quốc gia, 10 di tích quốc gia đặc biệt. Không chỉ vậy, hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được bảo quản và trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bổ ở mọi miền đất nước. Đồng thời, các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.

Vì lẽ đó, đây cũng là cơ hội phát triển lớn cho doanh nghiệp trong ngành dịch vụ vận tải hàng không tại Việt Nam nói chung và công ty SKYPEC nói riêng tiến hành thực hiện nâng cao NLCT của mình.

2.3.1.4. Khoa học, công nghệ

Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, Khoa học - công nghệ tiếp tục có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, an ninh. Hành lang pháp lý, cơ chế và chính sách quản lý khoa học - công nghệ được chú trọng đổi mới, hướng đến tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng cao, năm 2019 đạt thứ hạng tốt nhất từ trước tới nay, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26%/năm, lĩnh vực toán học và vật lý luôn đứng ở tốp đầu các nước ASEAN. Việc ứng dụng công nghệ cao và phát triển sản phẩm theo chuỗi được đẩy mạnh trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Nhân tố khoa học -

công nghệ đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Đối với ngành nhiên liệu hàng không Việt Nam, những thành tựu khoa học - công nghệ được áp dụng rộng rãi trong SXKD, từ những cơ sở nghiên cứu đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không cho đến những dòng xe tra nạp, hệ thống tra nạp ngầm cung ứng cho tàu bay.

2.3.2. Các yếu tố môi trường ngành

2.3.2.1. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, việc các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có thể kể đến những gã khổng lồ đang thống trị thị trường nhiên liệu hàng không quốc tế như Total của Pháp; Exxon Mobil; Chevron, Gazprom British petroleum (BP); China aviation oil,…trong tương lai sẽ có thể tham gia vào thị trường kinh doanh nhiên liệu hàng không và đưa đến hệ quả là áp lực từ môi trường cạnh tranh nội địa là rất lớn. Điều này đòi hỏi công ty SKYPEC phải có những bước chuẩn bị đầy đủ ứng biến với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

2.3.2.2. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định đối với sự thành công và tồn tại của một doanh nghiệp. Nhận thức rõ điều này nên những năm qua công ty SKYPEC đã luôn chú ý đến việc tìm hiểu và nghiên cứu các đối tượng khách hàng của mình. Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không nên đối tượng khách hàng thường xuyên và chủ yếu của công ty là tất cả các hãng hàng không trong nước và hơn 100 hãng hàng không nước ngoài tại 18 sân bay dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và 04 sân bay Quốc tế lớn của Hàn Quốc với chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo airways, Korean Air, All Nippon Airways, Qatar Airways, Cathay Pacific, China Airlines, …. Với năng lực

phục vụ khoảng trên 214.000 chuyến bay/năm với tổng sản lượng hàng năm đạt trên 2 triệu tấn/năm và mức tăng trưởng trên 10% mỗi năm.

Theo kết quả xử điều tra ở Biểu đồ 2.11 với đối tượng là đại diện 10 hãng hàng không tại sân bay Nội Bài, Việt Nam, các đại diện hãng hàng không đều thống nhất lý do lựa chọn SKYPEC là đối tác cung ứng nhiên liệu hàng không tại Việt Nam theo các tiêu chí như sau:

 Uy tín thương hiệu SKYPEC

 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của SKYPEC

 Sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của Hãng hàng không  Mạng lưới cung ứng phủ khắp 18 sân bay nội địa Việt Nam

Biểu đồ 2.12: Lý do Hãng hàng không lựa chọn SKYPEC là đối tác cung ứng nhiên liệu hàng không tại Việt Nam

(Nguồn Kết quả điều tra của tác giả) 2.3.2.3. Nhà cung ứng

Sự phụ thuộc vào giá nhiên liệu bên ngoài đang khiến nhiều hãng hàng không trong nước buộc phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp. Theo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), tính đến hết năm 2020, báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cáo kết quả kinh doanh của công ty đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, song lợi nhuận sau thuế lại giảm. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này do giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao. Cụ thể trong quý III-2019, VNA tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái (73.503 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 17% (xuống còn 1.968 tỷ đồng), kéo theo biên lợi nhuận gộp giảm từ 15,4% xuống còn hơn 13%, do giá nhiên liệu bình quân trong quý tăng 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện các hãng hàng không Việt Nam đều sử dụng xăng Jet-A1 cho các chuyến bay của mình. Giá xăng Jet-A1 có thời điểm tăng lên gần 80 USD mỗi thùng. Đặc thù của ngành hàng không là tỷ trọng chi phí nhiên liệu trên chi phí hoạt động rất lớn, khoảng gần 50%, do đó chỉ cần giá dầu nhích lên vài phần trăm, các hãng hàng không có thể bị mất lợi nhuận.

Do đó, chủ động nguồn nhiên liệu cho ngành hàng không là bài toán cấp bách đặt ra lúc này. Hiện Việt Nam có 2 nhà máy lọc hóa dầu là Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa). Nhưng 2 nhà máy này chủ yếu sản xuất xăng và dầu diezel, năng suất nhiên liệu máy bay chỉ ở mức 5%/năm. Theo tính toán, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi hoạt động đầy đủ sẽ sản xuất khoảng 4,6 triệu thùng nhiên liệu máy bay/năm; Nhà máy Dung Quất có thể sản xuất tới 2,3 triệu thùng/năm. Với công suất và sản lượng nói trên, phần lớn nhiên liệu máy bay của Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu (hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Singapore, Thái Lan và Trung Quốc). Vì vậy, ban lãnh đạo công ty đã và đang xúc tiến để có thể ký những hợp đồng cung ứng dài hạn với các nhà cung ứng trên để có thể chủ động hơn trong việc định giá cung ứng nhiên liệu hàng không nhằm triển khai những giải pháp nâng cao NLCT của công ty một cách có hiệu quả.

2.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Trong những năm qua, sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty có mức tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao. Tuy nhiên, từ năm 2008 với sự tham gia thị trường tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty cổ phần nhiên liệu bay Pertrolimex (PA) tại cả ba miền (gồm các sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội

Bài, Cam Ranh, Cát Bi), cùng với sự tham gia của các công ty tra nạp nhiên liệu ngầm tại sân bay Nội Bài là Công ty Cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) và sân bay Tân Sơn Nhất là Công ty Cổ phần thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất (TAPETCO) làm ảnh hưởng đến sản lượng tra nạp nhiên liệu của Công ty. Mặc dù SKYPEC cũng tham gia cổ phần tại các công ty tra nạp ngầm này, tuy nhiên, sức cạnh tranh từ các công ty này cũng rất lớn, sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty có mức tăng trưởng bình quân hàng năm tuy vẫn khá cao, nhưng có dấu hiệu chậm lại, nguyên nhân do sản lượng cung ứng sụt giảm và sự gia tăng số lượng đối thủ cạnh tranh trong các năm gần đây.

Tình trạng cạnh tranh chủ yếu của công ty với ba đối thủ vừa nêu ở trên thị trường trong nước là khá gay gắt, chủ yếu cạnh tranh về giá. Trong khi bốn doanh nghiệp Việt Nam đua nhau giảm giá nhằm giành khách hàng nhưng cuối cùng được lợi lại không phải bốn doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một điểm bất cập còn tồn tại trong triển khai chiến lược phát triển thị trường nội địa, dịch vụ kinh doanh nhiên liệu hàng không của công ty đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần chú ý nhằm tránh những bất lợi do cạnh tranh không lành mạnh đem lại.

2.3.2.5. Yêu cầu đối với các sản phẩm thay thế

Đối với nhiên liệu phản lực hàng không JET A-1 còn gọi là Dầu Jet A-1, sản phẩm thay thế còn có các sản phẩm khác như JET A, JET B... ngoài ra còn có dòng sản phẩm xăng phản lực AvGAS dành cho các loại máy bay nhỏ có động cơ pit- tông. Về mặt thương mại như chuyên chở hành khách hay hàng hóa, nhiên liệu máy bay sử dụng là:

- Dầu được sử dụng chủ yếu là JET A-1; - JET A thường được dùng ở Mỹ;

- Dầu JET B được chuyên dụng trong vùng có khí hậu lạnh ở các nước như Canada, Iceland, v.v…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (SKYPEC) (Trang 73 - 80)