Kiến nghị với Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (SKYPEC) (Trang 106 - 109)

E- End (Kết thúc): luôn kết thúc cuộc trò chuyện bằng một lời chia tay đầy

3.3.3.Kiến nghị với Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA)

Trong quá trình chuyển đổi kinh doanh xăng dầu từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường là một quá trình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện thị trường xăng dầu thế giới luôn biến động phức tạp khó lường, cùng với thể chế kinh tế thị trường Việt Nam chưa được thiết lập đầy đủ. Từ nhận thức, quan điểm đến hình thành một hệ thống chính sách cơ chế ổn định, cách điều hành thị trường xăng dầu còn nhiều bất cập đã gây ra những bức xúc cho người tiêu dùng, khó khăn cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì ngày càng khó khăn, chịu nhiều áp lực từ nhiều phía, tiếng nói của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ít được dư luận quan tâm.

Từ năm 2009 đến nay, Chính phủ đã ra nhiều quyết định, nghị định từ Quyết định 187, Quyết định 55 đến Nghị định 83/2014/NĐ-CP (ngày 03/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu - trước đây là Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009) đều hướng đến mục tiêu kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước, nhưng do nhiều nguyên nhân những mục tiêu trên không được thực hiện đầy đủ, nhiều quy định không còn phù hợp trước những biến động của thị trường và đòi hỏi hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quá trình mở cửa thị trường hội nhập sâu vào thị trường khu vực và thế giới. Quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi của doanh nghiệp xăng dầu, lợi ích quốc gia nhiều khi không được công khai, minh bạch dẫn đến những bức xúc cho người tiêu dùng, khó khăn cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp xăng dầu phải chịu nhiều khó khăn, áp lực mỗi khi thị trường biến động.

Vì vậy lúc này hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần có tiếng nói chung, những nguyện vọng, những kiến nghị cần được tập hợp lại để phản ảnh trực tiếp đến Chính phủ, cơ quan chính phủ một cách đầy đủ, trung thực, làm sáng tỏ, minh bạch những khúc mắc để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Người đứng ra tập hợp doanh nghiệp phải là một tổ chức nghề nghiệp, thay mặt doanh nghiệp phản ánh, đóng góp những ý kiến xác thực cho Chính phủ, các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện lộ trình kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xây dựng thị trường xăng dầu Việt Nam trở thành thị trường văn minh, công bằng, cạnh tranh lành mạnh.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam thay mặt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kiến nghị Nhà nước duy trì ổn định mức thuế xăng dầu, phù hợp với giá dầu thế giới, điều tiết quỹ bình ổn giá và đặc biệt kiến nghị Nhà nước giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhiên liệu bay Jet A-1 về mức 0% như trước đây, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp cung ứng xăng dầu hàng không tại các sân bay và cho chính các hãng hàng không giảm thiểu thua lỗ do được hưởng chính sách giảm giá thành nhiên liệu đầu vào.

Tiểu kết Chương 3

Từ mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao NLCT của Công ty đến 2025, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam. Những giải pháp đó hướng vào việc nâng cao thị phần, nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và cũng kiến nghị với Chính phủ, Tổng công ty hàng không Việt Nam, và Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) để thực thi giải pháp.

KẾT LUẬN

Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc phân tích đánh giá công tác huy động, quản lý và nâng cao NLCT, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao NLCT tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết và phải được doanh nghiệp thường xuyên thực hiện. Việc nâng cao NLCT trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC).

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác huy động, quản lý và NLCT tại Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 cộng với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số kết quả, kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về NLCT của doanh nghiệp như: khái niệm, các yếu tố cấu thành, các chỉ tiêu đánh giá NLCT của doanh nghiệp; nhận diện các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp.

Thứ hai, qua những phân tích thực trạng NLCT của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam trong ba năm từ năm 2018 đến năm 2020, luận văn đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân còn hạn chế NLCT của Công ty.

Thứ ba, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Công ty SKYPEC đến năm 2025. Những giải pháp đó giúp nâng cao thị phần, nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

Tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp phần nào tư vấn cho Ban lãnh đạo Công ty bám sát tình hình thị trường để kịp thời ra những quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm giảm thiểu được những thiệt hại, bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh, qua đó nâng cao NLCT nói riêng và hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (SKYPEC) (Trang 106 - 109)