2.2.2.1. Về thị phần
Theo thống kê của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) năm 2020, sản lượng nhiên liệu hàng không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam ước tính đạt 1,540,000 tấn; trong đó báo cáo kết quả hoạt động SXKD của công ty SKYPEC năm 2020 cho thấy sản lượng tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đạt 1,002,540 tấn. Còn doanh thu của các đối thủ cạnh tranh của SKYPEC trong năm 2020 lần lượt là NAFSC (200.200 tấn); TAPETCO (215.600 tấn); Petrolimex Aviation (121.660 tấn)
Thị phần của SKYPEC tại thị trường nhiên liệu Việt Nam là: 1,002,976 / 1,540,000 = 65.1%
Biểu đồ 2.5: Thị phần của các công ty kinh doanh nhiên liệu hàng không tại thị trường Việt Nam
(Nguồn Kết quả điều tra của tác giả)
Như đã nêu ở trên, ngành nhiên liệu hàng không tại Việt Nam hiện tại chỉ có hai ông lớn trong ngành là SKYPEC và Petrolimex Aviation (PA). Trong đó, SKYPEC với ưu thế mạng lưới cung ứng đầy đủ ở 18 sân bay dân dụng Việt Nam,
đang là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường nhiên liệu hàng không Việt Nam với khoảng 65.1 % thị phần cung ứng nhiên liệu hàng không Việt Nam; còn lại 34.9 % thị phần được phân bổ cho Công ty cổ phần nhiên liệu bay Pertrolimex (PA), Công ty Cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) và Công ty Cổ phần thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất (TAPETCO).
2.2.2.2. Về thương hiệu 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0
Category Category Category Category
1 2 3 4
Series 1 Series 2
Biểu đồ 2.6: Đánh giá giá trị thương hiệu của Công ty Skypec so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam
(Nguồn Kết quả điều tra của tác giả)
Qua kết quả điều tra với khách hàng là đại diện các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài, Việt Nam, đối tượng khách hàng đánh giá trị thương hiệu của SKYPEC ở thang đánh giá mức 4. Điều này có thể thấy công ty còn chưa tập trung nguồn lực trong các hoạt động quảng cáo qua các phương tiện truyền thông chuyên ngành để chủ động tiếp cận đến các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Thành lập từ năm 1993 đến nay, với bề dày hơn 27 năm xây dựng hình ảnh và hơn 4 năm chuyển đổi thương hiệu từ VINAPCO sang SKYPEC, Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC) luôn hướng tới hình ảnh một thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp, mang tầm quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn mở rộng mạng lưới hoạt động khắp cả nước, quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ cùng hệ thống điều hành, thu hút nhiều hãng hàng không
nước ngoài để trở thành một trong những khách hàng của công ty, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường của công ty.
Slogan của doanh nghiệp là “Thương hiệu của sự tin cậy” cho thấy sự đảm bảo trong chất lượng, uy tín trong quá trình phục vụ sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, chất lượng dịch vụ tra nạp hay mức giá cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhanh và đầy đủ các yêu cầu của các hãng hàng không luôn đánh giá cao về SKYPEC.
2.2.2.3. Về hiệu quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2018 - 2020 như sau:
* Hệ số sinh lời tài sản (ROA):
Hệ số sinh lời tài sản (ROA) là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó giúp nhà quản lý đề ra những quyết định quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoạt động kinh doanh về khả năng sinh lời của việc sử dụng tài sản. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng hoạt động kinh doanh, nó cho biết một đồng hoạt động kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thông qua Biểu đồ 2.6: Hiệu quả sử dụng ROA của Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, chúng ta có thể thấy chỉ tiêu hệ số sinh lời tài sản (ROA) của Công ty tăng trưởng tốt từ năm 2018 đến năm 2019, điều đó chứng tỏ Công ty hoạt động SXKD tốt hơn các năm trước. Năm 2019, hệ số sinh lời tài sản (ROA) của Công ty được tính toán theo số liệu của BCTC là 9,80% tăng 4% so với năm 2018. Năm 2020, hệ số sinh lời tài sản (ROA) của Công ty được tính toán theo số liệu của BCTC là 0,66% giảm mạnh hơn 9,14% so với năm trước.
10.00%9.00% 9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00%
Biểu đồ 2.7: Hệ số sinh lời tài sản (ROA) của Công ty giai đoạn 2018 - 2020
* Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty. Chỉ tiêu này được các chủ sở hữu đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng VCSH đầu tư vào Công ty có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Thông qua Biểu đồ 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, chúng ta có thể thấy chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty có tăng 3,25% từ năm 2018 đến năm 2019 và giảm đáng kể năm 2020 với con số chỉ ở mức 0,37%.
40.00%35.00% 35.00% 30.00% 25.00% 39.88% 20.00% 36.63% 15.00%
Biểu đồ 2.8: Hệ số sinh lời VCSH (ROE) của Công ty giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SKYPEC các năm 2018, 2019, 2020)
* Hệ số lãi ròng (ROS):
Hệ số lãi ròng (ROS) trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ.
Chỉ tiêu ROS này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi. Chỉ tiêu ROS càng lớn nghĩa là lãi càng lớn.
Thông qua Biểu đồ 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, chúng ta có thể thấy chỉ tiêu hệ số lãi ròng (ROS)
của Công ty năm 2019 tăng so với năm 2018, tuy nhiên sang năm 2020 chỉ tiêu ROS của Công ty lại giảm. Cụ thể năm 2019, hệ số lãi ròng (ROS) của Công ty là 1,84% tăng 0,74% so với năm 2018. Sang năm 2020, hệ số lãi ròng (ROS) của Công ty là 0,28 % giảm 1,56% so với năm 2019.
Biểu đồ 2.9: Hệ số lãi ròng (ROS) của Công ty giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SKYPEC các năm 2018, 2019, 2020)
* Hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI):
Biểu đồ 2.10: Hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) của Công ty giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SKYPEC các năm 2018, 2019, 2020)
Chỉ tiêu hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân của Công ty. Chỉ tiêu này được các chủ sở hữu
đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân đầu tư vào Công ty có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Thông qua Biểu đồ 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, chúng ta có thể thấy chỉ tiêu hệ số sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) của Công ty có tăng 6,03% từ năm 2018 đến năm 2019 là 9,46% và giảm đáng kể năm 2020 với con số chỉ ở mức 0,87%.
Trong quá trình phát triển 10 năm trở lại đây, sản lượng tiêu thụ nhiên liệu Jet A1 trên thị trường của SKYPEC liên tục tăng đều có năm lên đến hai con số, hiệu quả SXKD tăng chứng minh hiệu quả chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp đối với đầu tư con người, kho tàng, phòng thử nghiệm tại các sân bay và đầu tư đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn JIG về Nhiên liệu bay Jet A-1 và đòi hỏi của các hãng hàng không quốc tế có nhu cầu tra nạp nhiên liệu tại các sân bay quốc tế theo các tiêu chuẩn quốc tế về tra nạp nhiên liệu hàng không của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA).
Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, hai năm đầu 2018 và 2019 chứng kiến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không bùng nổ dẫn đến sản lượng nhiên liệu Jet A1 tăng cao. Thêm nữa, tuy sản lượng không cao hơn năm 2018, nhưng do giá đầu vào nhiên liệu năm 2019 tăng nên doanh thu cao hơn. Năm 2020, từ tháng 2, Cục Hàng không Việt Nam quyết định hạn chế đường bay quốc tế và trong nước do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách du lịch trong và ngoài nước giảm mạnh, sản lượng tra nạp nhiện liệu cho máy bay cũng giàm mạnh.
Sự phụ thuộc vào giá nhiên liệu bên ngoài đang khiến nhiều hãng hàng không trong nước buộc phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp. Theo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), tính đến hết năm 2020, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, song lợi nhuận sau thuế lại giảm.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này do giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao. Đơn cử, quý III-2019, VNA tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái (73.503 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 17% (xuống còn 1.968 tỷ đồng), kéo theo biên lợi nhuận gộp giảm từ 15,4% xuống còn hơn 13%, do giá nhiên liệu bình quân trong quý tăng 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, ta thấy tổng tài sản của Công ty luôn duy trì mở mức khá cao. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng tài sản của Công ty được ghi nhận gần 6000 tỷ đồng, tăng 400 tỷ đồng tương ứng tăng 7,63% so với tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Năm 2020, do nguồn khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giảm mạnh, các tour du lịch bị hủy bỏ chỉ còn nguồn khách du lịch trong nước là chính, nên tổng tài sản của Công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 là 3800 tỷ đồng, giảm 1.041 tỷ đồng tương ứng 63.48% so với tổng tài sản của Công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019. 2.2.2.4. Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ 6 5 4 3 2 1 0
Thời gian cung ứng Chất lượng nhiên liệu nhiên liệu đáp ứng như dầu Jet A1 đáp ứng nhu cầu của KH cầu của KH
Thông tin về SP dược
cung cấp đầy đủ bao phủ khắp 18 sânMạng lưới cung ứng bay nội địa Việt Nam nên sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu khai thác của hãng hàng không Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém
Biểu đồ 2.11: Chất lượng và khả năng đáp ứng của sản phẩm, dịch vụ công ty SKYPEC
(Nguồn Kết quả điều tra của tác giả)
Theo kết quả xử lý dữ liệu phiếu điều tra, đại diện các hãng hàng không đều nhất trí 100% với các tiêu chí đánh giá của tác giả đưa ra gồm:
Thời gian cung ứng nhiên liệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chất lượng nhiên liệu dầu Jet A1 đáp ứng nhu cầu của khách hàng Thông tin về sản phẩm được cung cấp đầy đủ
Mạng lưới cung ứng bao phủ khắp 18 sân bay nội địa Việt Nam nên sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu khai thác của hãng hàng không
Để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ, an toàn trong khai thác vận hành cũng cam kết chất lượng nhiên liệu hàng không Jet A-1, Công ty đã xây dựng và thường xuyên cải tiến & đổi mới các hệ thống quản lý trong chuỗi cung ứng nhiên liệu, trong đó gồm:
- Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 do tổ chức QMS công nhận;
- Hệ thống quản lý an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn DOC 9859 hay AC 003 phiên bản hiện hành, được Cục Hàng không Việt Nam quy định và phê chuẩn;
- Bộ máy quản lý chất lượng phòng thử nghiệm do tổ chức AOSC công nhận đáp ứng các tiêu chỉ của ISO/IEC 17025:2005 đối với cả 04 phòng thử nghiệm cho các bài đánh giá và kiểm tra lại nhiên liệu hàng không.
- Các phòng thử nghiệm được SKYPEC đầu tư trang thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu của AFQRJOS phiên bản hiện hành. Sản phẩm sau khi kiểm soát về chất lượng sẽ được cung cấp tới các hãng hàng không thông qua hai phương thức: Tra nạp bằng xe Refueller và tra nạp nhiên liệu qua hệ thống tra nạp ngầm.