Công tác lập dự toán và kế hoạch chi bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Công tác lập dự toán và kế hoạch chi bảo hiểm xã hội

Hệ thống BHXH đƣợc tổ chức theo nhiều cấp từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng. Trong đó mỗi cấp vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ, thể lệ chung, vừa có tính chất tự chủ. Phân cấp chi BHXH đƣợc hiểu là sự phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn và các chế độ BHXH của các cấp cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH. BHXH Tỉnh Nghệ An đƣợc phân cấp quản lý chi BHXH đối với các đối tƣợng hƣởng chế độ theo quy định tại Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam; quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam.

74

- Lập dự toán chi BHXH: BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm cấp nguồn kinh

phí để BHXH Tỉnh thực hiện chi trả. Để có nguồn kinh phí, định kỳ hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, BHXH Tỉnh Nghệ An lập báo cáo về số đối tƣợng tăng, giảm, số đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH trong kỳ và dự toán khoản phải chi để chuyển lên BHXH Việt Nam xét duyệt, sau đó cấp phát nguồn kinh phí cho các đơn vị. Các số liệu thống kê cho thấy, công tác lập dự toán chi các chế độ BHXH tại Tỉnh Nghệ An luôn có sự chênh lệch với thực tế phát sinh chi trả cả từ nguồn NSNN và quỹ BHXH.

- Xét duyệt dự toán chi BHXH: Căn cứ vào dự toán chi của BHXH Tỉnh

Nghệ An và kế hoạch chi trực tiếp tại văn phòng BHXH tỉnh, tháng 9 hàng năm BHXH Tỉnh Nghệ An lập dự toán chi BHXH theo hai nguồn NSNN và Quỹ gửi BHXH Việt Nam để đƣợc xem xét và cấp kinh phí.

- Chính sách BHXH tự nguyện đƣợc triển khai từ năm 2008, nhằm tạo cơ hội cho NLĐ thuộc khu vực phi chính thức tham gia BHXH. Tuy nhiên, sau 10 năm, số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng. Ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ƣơng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, trong đó nêu rõ định hƣớng thực hiện BHXH toàn dân. Ngày 3/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 102/NQ-TW giao chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH cho UBND các tỉnh, thành phố, coi đó là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Để phát triển BHXH tự nguyện, bên cạnh những thuận lợi từ chính sách, thời gian qua ngành BHXH cũng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, với quyết tâm đƣa Nghị quyết số 28 vào cuộc sống. Theo đó, ngành BHXH đã tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ: Tham gia đề xuất hoàn thiện chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn; thực hiện cải cách TTHC, ứng dụng CNTT để tạo thuận lợi cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng chính sách. Đổi mới, tăng cƣờng công tác truyền thông, nhất là trên môi trƣờng mạng xã hội, khuyến khích mỗi cán bộ, công chức trong toàn ngành là một tuyên truyền viên để giới thiệu, vận động ngƣời dân tham gia... Đặc biệt, tháng 5 hằng năm đã đƣợc

chọn là Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân theo Quyết định số 1676/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Đây đƣợc xem là cơ hội tốt để BHXH Việt Nam và các ngành liên quan tập trung tuyên truyền, vận động ngƣời dân.

- Với BHXH Nghệ An, năm 2021, chỉ tiêu phát triển ngƣời tham gia BHXH tự nguyện giao tăng thêm 38,79% so với năm 2020; phấn đấu tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đến cuối năm 2021 đạt 91% dân số, tăng thêm 0,4% so với năm 2020. Để phấn đấu đạt chỉ tiêu đƣợc giao, BHXH Nghệ An đã đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển đối tƣợng tham gia BHXH:

- Tăng cƣờng công tác tham mƣu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH trong việc triển khai thực hiện các Chƣơng trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH. Tham mƣu xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh cho các năm tiếp theo.

Kết quả, ƣớc đến ngày 30/6/2020, số ngƣời tham gia BHXH đạt khoảng 15,144 triệu ngƣời: trong đó, số tham gia BHXH bắt buộc là 14,473 triệu ngƣời, đặc biệt vƣợt qua giai đoạn khó khăn do thực hiện cách ly xã hội, số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện vẫn tăng 96,8 nghìn ngƣời so với năm 2019, đạt 670,8 nghìn ngƣời; BHTN là 12,716 triệu ngƣời; số ngƣời tham gia BHYT là 85,521 triệu ngƣời, đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số. Có thể thấy, số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đều sụt giảm so với cuối năm 2019 bởi tác động của dịch bệnh, riêng số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện tăng - là điểm sáng trong công tác phát triển đối tƣợng của Ngành 6 tháng đầu năm. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN ƣớc đạt 45,3% kế hoạch cả năm (tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ 01 tháng trở lên) khoảng 21.231 tỷ đồng, chiếm 5,3% số phải thu. Số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN giảm; số nợ BHXH, BHYT, BHTN tăng lên, nguyên nhân là do ảnh hƣởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều đơn vị, DN gặp khó khăn phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất

76

kinh doanh, NLĐ không có việc làm phải nghỉ việc nên không thể tiếp tục tham gia BHXH, BHTN, BHYT.

Đáng chú ý, trong bối cảnh các đơn vị, DN bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19, BHXH Việt Nam đã tích cực chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan hỗ trợ kịp thời các đơn vị trong việc khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra; kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất đối với các DN bị ảnh hƣởng bởi dịch COVID-19. Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố tính đến hết ngày 30/6/2020, số đơn vị đã nộp hồ sơ đƣợc phê duyệt tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất do ảnh hƣởng bởi dịch COVID-19 là 1.519 đơn vị, tƣơng ứng với 130.794 lao động và ƣớc số tiền khoảng 475 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 91 - 94)