Vai trò của chi bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vai trò của chi bảo hiểm xã hội

Đối với đối tƣợng thụ hƣởng: Thực hiện tốt công tác chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH. - Đối vơi ngƣời SDLĐ: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH cũng chính là góp phần đảm bảo, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của chính DN khi mà tâm lý NLĐ tin tƣởng, nguồn tài chính thuận lợi, mối quan hệ ngƣời SDLĐ - NLĐ thêm bền chặt, uy tín và niềm tin về DN đƣợc củng cố.Đối với hệ thống BHXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và tăng trƣởng quỹ an toàn, không bị thất thoát, từ đó tăng đƣợc niềm tin, thu hút thêm nhiều nguồn đầu tƣ, tài trợ, viện trợ vào phát triển quỹ

Đối với xã hội:

Chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:

35

- Thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của NLĐ.

Trong đời sống xã hội, con ngƣời luôn phải đối mặt với những biến cố và những rủi ro xã hội. Để phòng ngừa và khắc phục các biến cố và rủi ro xã hội, con ngƣời có nhu cầu đáp ứng về ASXH. Xã hội càng phát triển, đời sống con ngƣời càng phong phú, nhu cầu về ASXH càng tăng và đa dạng. Các nhu cầu về ASXH có thể đƣợc phân loại theo các nhóm sau:

+ Nhu cầu về BHXH: Chính sách BHXH hƣớng tới mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi ngƣời dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hƣởng chính sách, góp phần bảo đảm ASXH, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời dân.

+ Nhu cầu có việc làm với tiền lƣơng đủ sống và trợ giúp để NLĐ có khả năng lao động sớm trở lại thị trƣờng lao động trong các trƣờng hợp mất việc làm, thất nghiệp (nhu cầu an toàn việc làm và tiền lƣơng đủ sống).

+ Nhu cầu tiếp cận và thoả mãn các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình, nƣớc sạch...).

+ Nhu cầu trợ giúp xã hội thƣờng xuyên đối với các đối tƣợng yếu thế. + Nhu cầu cứu trợ đột xuất để sớm đem lại cuộc sống bình thƣờng trong bối cảnh này, tầm quan trọng và quyết tâm trong việc thực hiện Nghị quyết 68 của Chỉnh phủ một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất càng đƣợc khẳng định. Đó cũng chính là thông điệp của một quyết sách hợp lòng dân, có sức mạnh lan tỏa, tạo thêm động lực cho công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Đây chính là những nhu cầu xã hội cơ bản, thiết yếu mà nhà nƣớc và cộng đồng phải có trách nhiệm chia sẻ, cung cấp các dịch vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, trong hệ thống dịch vụ công trên cơ sở các chính sách ASXH của nhà nƣớc. Trong đó, BHXH là nhu cầu đời sống thiết thân nhất và quan trọng nhất của NLĐ. Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con ngƣời, cho NLĐ trong một xã hội phát triển. Hệ thống ASXH, trong đó quan trọng nhất là hệ thống BHXH phải phát triển theo để đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, bảo vệ con ngƣời chống chọi với các

biến cố và đƣợc đảm bảo an toàn. Chính bởi vậy công tác chi BHXH tốt sẽ có vai trò rất quan trong trong chức năng đảm bảo an toàn cho NLĐ ở mức cơ bản nhất về thu nhập, dịch vụ y tế, xã hội và chức năng duy trì thu nhập để duy trì mức sống hiện tại trong các trƣờng hợp gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, BNN, hết tuổi lao động hoặc tử vong).

Chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác chi BHXH sẽ bảo đảm đƣợc sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ có điều kiện để góp phần đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Đối với hệ thống ASXH: Công tác quản lý chi BHXH góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH cơ bản nhất của quốc gia hƣớng vào phát triển con ngƣời, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững đất nƣớc, thể hiện trên các mặt sau:

+ BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và hệ thống chính sách ASXH nói riêng. Chính bởi vậy thực hiện tốt công tác chi BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về đời sống cho NLĐ tham gia BHXH trong kinh tế thị trƣờng, trong và sau khi ra khỏi quá trình lao động, trong các trƣờng hợp gặp phải những biến cố xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN, mất sức lao động, nghỉ hƣu và chết. Do đó, liên quan trực tiếp đến con ngƣời, tạo ra cái nền cơ bản tối thiểu nhất để phát triển con ngƣời.

+ Góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển của đất nƣớc là dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã xác định quan điểm nhất quán và xuyên suốt là phải gắn tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con ngƣời. Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là thực hiện tốt chính sách BHXH - chính sách trực tiếp tham gia vào thực hiện công bằng xã hội. Điều này thể hiện rất rõ trách nhiệm xã hội và quyền hạn của các bên tham gia BHXH (NLĐ, ngƣời SDLĐ, Nhà nƣớc, cơ quan BHXH...) theo nguyên tắc công bằng, đoàn kết, chia sẻ (lấy số đông bù số ít, lấy không rủi ro bù cho rủi ro...) và bình đẳng trƣớc pháp luật.

37

+ Thực hiện tốt công tác chi BHXH là đảm bảo cho quỹ BHXH đƣợc an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu tố góp phần tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững đất nƣớc.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w