Những đặc điểm của thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 35 - 39)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

5.1.2Những đặc điểm của thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo

Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi nó thoả mãn các điều kiện sau: (1) Có rất nhiều người mua và người bán: Trong thị trường này phải rất nhiều người mua và người bán. Sản lượng của họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường. Chính vì vậy mà họ không thể tác động tới giá của thị trường được. Nói một cách khác họ không có sức mạnh thị trường. Tham gia vào thị trường này các hãng sản xuất là người “chấp nhận giá” sẵn có trên thị trường. Mỗi hãng đều có thể bán toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá “chấp nhận” đó. Hay nói một cách khác, đường cầu đối với hãng là một đường nằm ngang.

(2) Sản phẩm đồng nhất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm của các hãng phải giống nhau để đảm bảo cho việc người mua không cần quan tâm đến việc họ sẽ mua của ai. Thí dụ các sản phẩm như gạo, ngô, trứng… đều giống nhau và mỗi người bán đều phải theo giá thị trường không thể định giá riêng cho sản phẩm của mình được. Đồng thời trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo mọi thông tin về sản phẩm, giá cả đều được người mua biết rõ.

(3) Việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do: Lợi nhuận kinh tế là động lực, sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo không có trở ngại đáng kể đối với việc này. Thí dụ, để sản xuất ra lúa ngô, trứng,

Bài giảng kinh tế vi mô 119 lượng đầu tư bỏ ra rất ít so với việc mở các nhà máy sản xuất ô tô, luyện kim…Khi càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường, lợi nhuận kinh tế sẽ giảm xuống và tiến dần đến số không và các nhà sản xuất lại có xu hướng rút khỏi thị trường này. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do, phụ thuộc vào khả năng của mỗi một doanh nghiệp.

(4) Các doanh nghiệp cạnh tranh dùng mọi hình thức cạnh tranh để thắng trong cạnh tranh.

(5) Lượng thông tin trên thị trường hoàn hảo, thông tin về người bán, người mua, về giá cả, số lượng, chất lượng để biểu lộ trên thị trường.

5.2.2 Sản lƣợng của hãng cạnh tranh hoàn hảo

Mục đích ngắn hạn của một nhà sản xuất là xác định được sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa. Quyết định sản xuất của một hãng là sự lựa chọn mức sản lượng ngắn hạn (với nhà máy và thiết bị sẵn có). Như ta đã biết mọi hãng sản xuất đều tìm kiếm mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC).

Doanh thu cận biên là sự thay đổi của tổng doanh thu khi bán thêm một sản phẩm. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể bán hết sản phẩm tại mức giá hiện hành do đó có thể thấy rằng doanh thu cận biên chính là giá bán sản phẩm. Có thể thấy rõ điều này ở bảng 5.2

dưới đây:

Bảng 5.2 Doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo

Sản lượng (Q) Giá bán P (đồng) Tổng doanh thu (đồng) TR = P x Q

Doanh thu cận biên (đồng) MR = TR/ Q 0 1000 0 0 1 1000 1000 1000 2 1000 2000 1000 3 1000 3000 1000 4 1000 4000 1000 5 1000 5000 1000

Như vậy, quy tắc lựa chọn sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa với thị trường cạnh tranh hoàn hảo là:

Ở đây chúng ta cần phân biệt đường cầu đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo và đường cầu đối với toàn bộ thị trường. Vì một hãng cạnh tranh có thể bán được toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá hiện hành trên thị trường nên nó có đường cầu nằm ngang. Còn đường cầu thị trường luôn là đường nghiêng xuống dưới về phía phải.

Bài giảng kinh tế vi mô 120 P P d hãng D thị trƣờng Q 0 Q O q

Hình 5.2 Đường cầu thị trường và đường cầu doanh nghiệp

5.2.3 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của các nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Bảng 5.3 sau đây cho thấy nhiều phương án khác nhau của việc sản xuất sản phẩm A của một hãng cạnh tranh hoàn hảo. Giả sử có vô số đơn vị sản xuất sản phẩm này và giá bán của sản phẩm A trên thị trường là 1000 được một chiếc. Ta thấy, rằng mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa là 600 sản phẩm A một ngày. Tại mức đó chi phí cận biên bằng giá bán 1000 được một sản phẩm và lợi nhuận tối đa là 180.000đ một ngày.

Bảng 5.3 Chi phí sản xuất của một hãng

Sản lượng (chiếc) Giá (đồng) Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận Doanh thu cận biên Chi phí cận biên Chi phí bình quân 0 - - 60.000 -60.000 - - - 100 1000 100.000 90.000 10.000 1000 300 900 200 1000 200.000 130.000 70.000 1000 400 650 300 1000 300.000 180.000 120.000 1000 500 600 400 1000 400.000 240.000 160.000 1000 600 600 500 1000 500.000 320.000 180.000 1000 800 640 600 1000 600.000 420.000 180.000 1000 1000 700 700 1000 700.000 546.000 154.000 1000 1260 780 800 1000 800.000 720.000 80.000 1000 1740 900 900 1000 900.000 919.000 -19.800 1000 1998 1022

Bài giảng kinh tế vi mô 121 Chúng ta cũng có thể tính lợi nhuận của nhà sản xuất bằng cách xác định lợi nhuận của một sản phẩm A và nhân số đó với sản lượng.

Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị x Lượng bán. Trong đó:

Lợi nhuận đơn vị = giá bán - tổng chi phí bình quân

Ở đây tổng chi phí bình quân của đơn vị sẽ bằng tổng chi phí cho sản lượng sản xuất ra trong khoảng thời gian đã cho.

Trong thí dụ của chúng ta tổng chi phí bình quân được miêu tả bằng đường tổng chi phí bình quân. Tại mức sản lượng 600 chiếc, khoảng cách giữa giá bán (1000 đ tại điểm C) và đường tổng chi phí bình quân (700 đ tại điểm D) là 300 đ. Khoảng cách này thể hiện lợi nhuận bình quân của một đơn vị. Nhân số đó với lượng bán (600 chiếc mỗi ngày) ta thu được tổng lợi nhuân của mỗi ngày. Trên hình vẽ tổng lợi nhuận được thể hiện bằng diện tích hình chữ nhật và bằng 180.000đ. P MC ATC 1000 Giá thị trường C Lợi nhuận P =MR 700 D M O 600 Q

Hình 5.2 Lợi nhuận tối đa của hãng

Chúng ta lưu ý hai vấn đề khi xem xét đường tổng chi phí bình quân.

- Thứ nhất là hình dạng quen thuộc chữ U của nó. Ta thấy rằng các chi phí bình quân đầu tiên giảm xuống tạo thành đáy rồi bắt đầu tăng lên tạo cho đường này có hình chữ U - Xu hướng chi phí bình quân lúc đầu giảm xuống khi sản lượng tăng lên là do hai hiện tượng gây ra:

 Sự chia nhỏ chi phí cố định cho sản lượng sản phẩm ngày càng tăng

 Xu hướng chi phí cận biên thấp hơn chi phí bình quân ở các mức sản lượng thấp

Tuy nhiên tại điểm nào đó chi phí cận biên sẽ đuổi kịp và vượt chi phí bình quân (ngoài điểm M)

- Thứ hai là việc lợi nhuận tối đa thu được không phải tại điểm mà chi phí bình quân là tối thiểu (điểm M) mà ta thấy rằng để tối đa hoá lợi nhuận nhà sản xuất không nhất thiết phải tìm lợi nhuận đơn vị tối đa mà phải xác định theo quy tắc riêng của nó. Đó là mức

Bài giảng kinh tế vi mô 122 sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên, trong trường hợp cụ thể này doanh thu cận biên bằng giá bán do dó hãng lựa chọn mức sản lượng tại P = MC.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 35 - 39)