Sản phẩm doanh thu cận biên và giá của yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 65 - 66)

C/ THỊ TRƯỜNG CANH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM

6.1.2.2Sản phẩm doanh thu cận biên và giá của yếu tố sản xuất

B/ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

6.1.2.2Sản phẩm doanh thu cận biên và giá của yếu tố sản xuất

Khái niệm sản phẩm doanh thu cận biên: Sự thay đổi của tổng doanh thu do sử dụng thêm một đơn vị bất cứ yếu tố sản xuất nào gọi là sản phẩm doanh thu cân biên của yếu tố sản xuất đó.

Đây là một khái niệm gần gũi nhưng khác với khái niệm doanh thu cân biên. Sản phẩm doanh thu cận biên là phần doanh thu bổ sung do sử dụng thêm một đơn đơn vị đầu vào nào đó như lao động hoặc vốn,… Còn doanh thu cân biên là phần doanh thu tăng thêm do bán thêm một đơn vị sản phẩm. Có thể khái quát công thức tính toán như sau:

MR = TRn – TR(n-1)

MRPf = MPPf.MR MPPf = TPi – TP(i-1)

Trong đó:

MR : Doanh thu cận biên

TRn : Tổng doanh thu khi bán n sản phẩm

TR(n-1) : Tổng doanh thu khi bán n-1 đơn vị sản phẩm MPPf : Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào

Bài giảng kinh tế vi mô 149 TPi : Tổng sản phẩm khi sử dụng i đơn vị một yếu tố đầu vào

TP(i-1) Tổng sản phẩm khi sử dụng i-1 đơn vị một yếu tố đầu vào.

Khi quyết định sử dụng các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp cân nhắc và so sánh xem yếu tố sản xuất đó mang lại bao nhiêu và chi phí bỏ ra để có được yếu tố sản xuất đó là bao nhiêu. Để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn lượng yếu tố sản xuất sao cho sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố sản xuất đó bằng chi phí cận biên của yếu tố sản xuất đó. Điều gì xác định sản phẩm doanh thu cận biên và chi phí cân biên của một yếu tố sản xuất? Quy luật năng suất cận biên giảm dần và tính chất của thị trường các yếu tố sản xuất sẽ giúp chúng ta trả lời những vấn đề đó.

Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho thấy rằng khi chúng ta sử dụng thêm một yếu tố sản xuất và vẫn giữ nguyên các yếu tố khác thì sự đóng góp của mỗi đơn vị bổ sung vào tổng sản lượng sẽ có xu hướng giảm dần. Do đó sản phẩm doanh thu cận biên cũng có xu hướng giảm dần.

Như vậy, để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các yếu tố đầu vào sao cho sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố đó bằng chi phí cận biên của chúng ( MRPf=MCf). Chi phí cận biên của yếu tố sản xuất MCf hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường yếu tố sản xuất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 65 - 66)