III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng
P MC ATC 10 M
5.4.3 So sánh cạnh tranh độc quyền với cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền
- Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất ít hơn và đặt giá cao hơn trong cạnh tranh hoàn hảo. Bởi vì đường cầu đối với hãng cạnh tranh độc quyền là nghiêng xuống dưới do đó doanh thu cận biên phải nhỏ hơn giá bán. Nên tại mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận,
Bài giảng kinh tế vi mô 132 chi phí cận biên sẽ nhỏ hơn giá bán nên sản lượng này sẽ nhỏ hơn trong cạnh tranh hoàn hảo khi chi phí cận biên bằng giá bán.
- So với nhà độc quyền hãng cạnh tranh độc quyền sẽ thu khoản lợi nhuận nhỏ hơn, sản lượng sản phẩm cao hơn và mức giá thấp hơn.
- Các hãng cạnh tranh độc quyền đưa ra thị trường nhiều loại kiểu cách, nhãn hiệu và số lượng hơn với các hãng cạnh tranh hoàn hảo. Hơn nữa họ lại sử dụng nhiều hơn cho quảng cáo và chi phí bán hàng khác.
- Hãng cạnh tranh độc quyền có thể hoạt động không hiệu quả lắm vì hoạt động với năng lực sản xuất thừa.
5.5 ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN
5.5.1 Những đặc điểm cơ bản
Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Nếu độc quyền tập đoàn sản xuất ra sản phẩm giống nhau như xi măng hay sắt thép thì đó là độc quyền tập đoàn thuần tuý. Nếu sản phẩm khác nhau như ô tô, máy móc… thì đó là độc quyền tập đoàn phân biệt.
Một đặc điểm của độc quyền tập đoàn là cản trở đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn. Đó có thể là các cản trở về vốn, công nghệ sản xuất. Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật nhất của thị trường độc quyền tập đoàn là sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này. Mỗi hãng này xây dựng chính sách của mình đều chú ý đến hành vi của các đối thủ. Vì rằng thị trường độc quyền tập đoàn bao gồm một số ít hãng, do đó mỗi sự thay đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối thủ.