Thặng dƣ sản xuất P

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 41 - 44)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

5.2.6 Thặng dƣ sản xuất P

P1 M ATC P2 U AVC P3 Q O Q1 Q2 Q3

Hình 5.5 Quyết định đóng cửa sản xuất

Nếu giá cả hơn chi phí biến đổi bình quân thì hãng nên tiến hành sản xuất dù cho mức giá đó không đủ bù đắp tổng chi phí bình quân. Còn khi một hãng không có khả năng bù đắp các chi phí biến đổi thì họ phải đóng cửa sản xuất.

Điều này là đúng bởi vì ngay cả khi dừng sản xuất hãng vẫn phải trả các khoản chi phí cố định. Cho nên nếu khoản lỗ mà nhỏ hơn chi phí cố định thì vẫn tiến hành sản xuất và hy vọng còn có điều kiện thay đổi. Còn khi phần lỗ lại lớn hơn chi phí cố định thì hãng phải ngừng sản xuất. Như vậy điều kiện để đóng cửa sản xuất sẽ là:

MC = AVC thì AVC = AVCMIN

5.2.6 Thặng dƣ sản xuất P P MC P* PS O q* q

H×nh 5.6 a ThÆng d- s¶n xuÊt cña doanh nghiÖp P S P* PS D O Q* Q H×nh 5.6b ThÆng d- s¶n xuÊt cña thÞ tr-êng

Hình 5.6 Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp và của thị trường

Bài giảng kinh tế vi mô 125 Khái niệm thặng dư sản xuất (PS) minh họa lợi ích của người sản xuất từ việc bán sản phẩm của họ trên thị trường. Thặng dư sản xuất là hiệu số giữa giá bán sản phẩm và mức giá tối thiểu để người sản xuất đồng ý bán sản phẩm. Giá bán sản phẩm do thị trường xác định, còn giá tối thiểu để người sản xuất đồng ý bán là chi phí cận biên để sản xuất ra sản phẩm đó. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, vì đường chi phí cận biên là đường cung của hãng, do đó có thể biểu diễn thặng dư sản xuất là diện tích phần nằm dưới đường giá và trên đường chi phí cận biên (đường cung). Hình vẽ 5.6 minh hoạ điều này. Hình bên trái minh hoạ thặng dư sản xuất của một hãng cạnh tranh hoàn hảo, trong đó giá P*là mức giá hãng “chấp nhận” từ cân bằng của thị trường. Hình bên phải minh hoạ thặng dư sản xuất của thị trường trong đó đường S thị trường là tổng hợp tất cả đường MC của các hãng.

5.3 ĐỘC QUYỀN

5.3.1 Những đặc điểm của thị trƣờng độc quyền

Độc quyền là một hãng sản xuất toàn bộ hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể để cung cấp cho thị trường.

Độc quyền là một thái cực hoàn toàn khác hẳn với cạnh tranh hoàn hảo. Nếu trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo có vô số các hãng sản xuất thì trong điều kiện độc quyền chỉ có một hãng duy nhất sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Trong thị trường độc quyền, sản phẩm là độc nhất và không có hàng hoá thay thế gần gũi.

Thông tin trên thị trường độc quyền hầu như thuộc về bí mật của nhà độc quyền, lực lượng còn lại của thị trường hầu như không có đầy đủ thông tin về sản phẩm, về chất lượng của sản phẩm, về giá cả,… Do đó giá cả và chất lượng đều do nhà độc quyền quyết định.

Việc gia nhập thị trường hay rút lui khỏi thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Muốn ra nhập thị trường độc quyền phải vượt qua được các rào cản của thị trường như luật pháp, vốn, công nghệ,…

Các nhà độc quyền hầu như chỉ dùng các biện pháp xúc tiến bán hàng ( tìm mọi cách để người mua mua hàng) nhưng không chịu dùng giá và chất lượng sản phẩm để nâng cao lợi nhuận của mình và để thắng trong cạnh tranh.

Doanh nghiệp độc quyền luôn luôn sản xuất với công suất thừa ( hạn chế sản lượng) để nhằm bán với giá bán cao và thu được lợi nhuận độc quyền.

Cũng giống như cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền là một tình huống ít gặp trong thực tế. Tuy nhiên việc nghiên cứu nó là rất cần thiết để tiến tới nghiên cứu thực tế của nền kinh tế.

5.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của độc quyền - tình huống có một hãng sản xuất cung cấp toàn bộ hàng hoá cho thị trường. Các nguyên nhân đó là:

Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền nhờ có được

bản quyền đối với sản phẩm hoặc quy trình công nghệ nhất định. Thí dụ ở Mỹ luật về bảo hộ bản quyền cho phép nhà phát minh có quyền sử dụng độc quyền sáng chế của mình trong 17

Bài giảng kinh tế vi mô 126 năm. Như vậy, không một ai có quyền được sử dụng sáng chế đó. Luật này đã khuyến khích việc phát minh sáng chế để đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hãng có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm

soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó. Thí dụ công ty Niken của Canada kiểm soát 9/10 sản lượng Niken trên thế giới và nó có sức mạnh ghê gớm trong việc sản xuất các phẩm từ niken.

Quy định của Chính phủ: Một hãng có thể trở thành độc quyền nhờ các qui định của

Chính phủ. Chính phủ có thể uỷ thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có

nghĩa là khi quy mô (sản lượng) tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế của quy mô sẽ là “một hàng rào tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường. Thí dụ, dịch vụ công cộng thường mang tính chất độc quyền như dịch vụ điện thoại, điện tín, sản xuất và phân phối điện.

5.3.3 Đƣờng cầu và đƣờng doanh thu cận biên trong độc quyền

Sự xuất hiện độc quyền đã xoá sạch sự khác biệt giữa đường cầu thị trường và đường cầu của nhà độc quyền. Trong độc quyền chỉ có một hãng sản xuất duy nhất do đó đường cầu thị trường chính là đường cầu của hãng độc quyền. Chúng là những đường nghiêng xuống về phía bên phải quen thuộc khác hẳn với đường cầu nằm ngang trong cạnh tranh hoàn hảo.

Ta hãy xem xét một ví dụ cụ thể sau đây: Giả sử sản phẩm B là một sản phẩm độc quyền nghĩa là chỉ một hãng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường. Chúng ta cũng xem xét mối quan hệ giữa giá bán và lượng sản phẩm B được bán ra theo số liệu của bảng 5.4 sau đây:

Bảng 5.4 Biểu cầu của nhà độc quyền

Số lượng (Q) Giá bán(P) (triệu đồng)

Tổng doanh thu (TR) (triệu đồng)

Doanh thu cận biên (MR) (triệu đồng) A 1 13 13 13 B 2 12 24 11 C 3 11 33 9 D 4 10 40 7 E 5 9 45 5 F 6 8 48 3 G 7 7 49 1 H 8 6 48 1-

Bài giảng kinh tế vi mô 127 P

MR D O Q

Hình 5.7 Đường cầu, đường doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền

5.3.4 Sản lƣợng độc quyền

Như bất kỳ người sản xuất nào, nhà độc quyền cố gắng sản xuất ra sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa. Sản lượng này được xác định theo qui tắc tối đa hoá lợi nhuận, đó là sản xuất tại mức sản lượng ở đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.

Tuy nhiên như ta đã biết, vì đường doanh thu cận biên trong độc quyền khác với đường cầu của hãng, do đó sản lượng của hãng độc quyền là giao điểm của đường doanh thu cận biên và chi phí cận biên. Khác với trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo là sự cắt nhau của chi phí cận biên và giá.

Trên hình vẽ ta thấy điểm giao của đường chi phí cận biên và doanh thu cận biên là điểm A. Điểm A này cho biết mức sản lượng cần sản xuất là 4 sản phẩm và người tiêu dùng sẵn sàng trả 10 triệu để mua mỗi sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)