Cân bằng thị trường lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 73 - 75)

C/ THỊ TRƯỜNG CANH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM

B/ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

6.2.3.1 Cân bằng thị trường lao động

Ở đây ta xem xét trường hợp đơn giản nhất là thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo. Trong thị trường này có nhiều người mua sức lao động và nhiều người bán dịch vụ lao động với các kỹ năng và khả năng làm việc như nhau. Vì mỗi người bán dịch vụ lao động có ảnh hưởng gì đến giá của dịch vụ lao động không có ảnh hưởng gì đến giá của dịch vụ lao động nên họ là những người chấp nhận giá.

Cũng giống như trong thị trường hàng hoá, cân bằng trong thị trường dịch vụ lao động xảy ra khi giá dịch vụ lao động làm cho lượng cung lao động bằng lượng cầu lao động. Ở điểm E, đơn giá tiền lương cân bằng là wc, và lượng cân bằng là Lc. Vì tất cả công nhân đều có thông tin đầy đủ nên họ nhận được mức lương như nhau và họ tạo ra sản phẩm doanh thu cận biên của lao động như nhau bất kể họ được sử dụng ở đâu.

Nếu thị trường sản phẩm cũng là cạnh tranh hoàn hảo thì đường cầu lao động biểu thị lợi ích mà người tiêu dùng gán cho việc sử dụng thêm đơn vị lao động bổ sung đó trong quá trình sản xuất. Đơn giá tiền lương cũng phản ánh chi phí cận biên đối với các hãng và đối với xã hội của việc sử dụng một đơn vị lao động bổ sung. Điều này được biểu thị ở điểm E trên

hình 6.7

Khi cả thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố đều là cạnh tranh hoàn hảo thì tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả vì chênh lệch giữa tổng lợi ích và tổng chi phí là tối đa. Hiệu quả đòi hỏi doanh thu bổ sung mà hãng sử dụng lao động nhận được từ việc sử dụng thêm một đơn vị lao động (MRPL) bằng lợi ích xã hội của sản phẩm bổ sung (P).(MPL).

Khi hãng thuê lao động trong thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo và bán sản phẩm của mình cũng trong thị trường sản phẩm cạnh tranh hoàn hảo thì số lượng lao động tối

Bài giảng kinh tế vi mô 157 ưu mà hãng cần thuê là số lượng lao động mà tại đó sản phẩm doanh thu cận biên của lao động bằng đơn giá tiền lương thị trường.

Thị trường Doanh nghiệp

W w,MRPL S1 Wc w E F DL MRPL L Lc l* l

Hình 6.7 Cân bằng thị trưòng lao động và cân bằng của doanh nghiệp 6.2.3.2 Sự thay đổi trạng thái cân bằng trong thị trường lao động

Theo phân tích trên, giả sử các nhà máy nhiệt điện cần nhiều than hơn khi khô hạn kéo dài, giá của than tăng lên dẫn đến cầu thợ mỏ dịch chuyển sang phải. Điểm cân bằng ban đầu là E0, bây giờ là E1. Số lượng người thợ mỏ được thuê tăng lên và mức lương họ nhận được cũng nhiều hơn. Điều này được thể hiện ở hình 6.8

Tiền lương D1 S D0 W1 E1 W0 E0 Lượng lao động O L0 L1

Hình 6.8 Sự thay đổi trạng thái cân bằng do đường cầu dịch chuyển

Từ những phân tích trên có thể hiểu được mức lương trả cho người lao động được xác định như thế nào trong thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo. Cả cầu và cung lao động cùng nhau xác định mức lương cho người lao động. Một sự dịch chuyển trong đường cung hoặc đường cầu sẽ làm cho mức lương cân bằng thay đổi.

Bài giảng kinh tế vi mô 158 Đồng thời các hãng với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê số lượng lao động với đảm bảo rằng mức tiền lương cân bằng sẽ bằng với sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.

Lý thuyết cung, cầu lao động cũng có thể mở rộng để áp dụng cho các thị trường đầu vào khác. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến đặc điểm riêng biệt của mỗi thị trường đầu vào.

Ngoài ra, lý thuyết cầu lao động giúp ta giải thích được sự chênh lệch tiền lương của các cá nhân trong cùng một ngành và giữa các ngành khác nhau. Những công nhân tạo ra nhiều của cải cho hãng sẽ được trả mức lương cao, những công nhân tạo ra ít của cải cho hãng sẽ được trả mức lương thấp. Tiền lương S0 S1 W0 E0 W1 E1 Số lượng lao động O L0 L1

Hình 6.9 Sự thay đổi trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển

Tuy nhiên lý thuyết cung cầu lao động trình bày trên đây chỉ giúp ta giải thích được các quyết định thuê lao động và quyết định mức lương đối với những loại lao động mà sản phẩm doanh thu cận biên có thể tính được một cách dễ dàng. Trong thực tế có rất nhiều loại lao động mà sản phẩm doanh thu cận biên rất khó xác định. Trong các trường hợp đó mức lương thực tế thường được xác định theo thông lệ, quyền lực và sự phân biệt đối xử.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)