Đối với nguyên nhân thất của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 90 - 91)

C/ THỊ TRƯỜNG CANH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM

B/ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

7.3.3 Đối với nguyên nhân thất của thị trƣờng.

Đối với nguyên nhân là sức mạnh thị trường thì Chính phủ có thể dùng luật chống cấu kết hoặc luật cạnh tranh, trong đó quy định việc cấu kết là bất hợp pháp, như vậy có thể loại bỏ được sức mạnh thị trường. Tuy nhiên với trường hợp đặc biệt là độc quyền tự nhiên, độc quyền đạt được do đặc tính kinh tế theo quy mô thì Chính phủ có thể dùng các biện pháp điều tiết.

P PA PD D PB C’ ATC A PC MR C MC D O QA QD QB QC Q

Bài giảng kinh tế vi mô 174 Đặc điểm nổi bật của độc quyền tự nhiên là đường chi phí trung bình dốc xuống dưới về phía phải, đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí trung bình như hình 7.5. Nếu độc quyền tự nhiên không bị điều tiết thì nó sẽ sản xuất ở mức sản lượng thấp (QA), và bán ở mức giá PA, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Mức sản lượng thực tế mà thị trường tạo ra là mức sản lượng không có hiệu quả.

Khi điều tiết Chính phủ có thể lựa chọn một trong ba mục tiêu sau: Hiệu quả về giá, sự công bằng và hiệu quả sản xuất. Hiệu quả về giá (hiệu quả phân bổ) xảy ra khi giá được đặt bằng chi phí cận biên, lúc này phúc lợi xã hội sẽ là lớn nhất. Sự công bằng đạt được khi giá được đặt bằng với chi phí trung bình, bảo đảm cho tất cả các hãng đều thu được mức lợi nhuận bình thường. Hiệu quả sản xuất khi giá được tăng bằng chi phí trung bình tối thiểu.

Nếu mục tiêu điều tiết là hiệu quả giá thì Chính phủ có thể đặt giá trần PC lúc đó sản lượng là QC sẽ được sản xuất ra. Nhưng ở mức sản lượng này, chi phí trung bình QCC’ cao hơn giá bán làm cho nhà độc quyền bị lỗ. Muốn cho nhà độc quyền không bị lỗ thì nhà nước phải bù lỗ cho họ.

Nếu mục tiêu điều tiết là sự công bằng thì Chính phủ có thể đặt giá trần là PB. Lúc này mức sản lượng là QB sẽ được sản xuất ra, nhà độc quyền đạt hoà vốn.

Nếu mục tiêu là hiệu quả sản xuất thì Chính phủ đặt giá trần bằng với ATCMIN. Với mức giá này, trong thời gian ngắn hạn nhà độc quyền chưa thể có được một cơ cấu sản xuất hợp lý, nên chắc chắn bị lỗ. Để ép nhà độc quyền phải bán ra tại mức giá này thì Chính phủ phải bù lỗ.

Trong thực tế các Chính phủ thường áp dụng biện pháp điều tiết sản lượng. Thông qua đàm phám với nhà độc quyền, Chính phủ sẽ xác định một mức sản lượng tối thiểu, QD

chẳng hạn buộc nhà độc quyền phải sản xuất rồi để cho cầu thị trường xác định giá cho mức sản lượng đó, PD.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)