THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 56 - 58)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

B/THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN

14. Giả sử một nhà độc quyền bán đang sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó chi phí biên cao hơn doanh thu biên. Hãy giải thích hãng đó phải điều chỉnh sản lượng của mình như thế nào để nâng cao được lợi nhuận?

15. Chúng ta biết tỷ lệ phần trăm định giá bán cao hơn chi phí biên là ( P – MC)/P. Đối với nhà độc quyền bán đang tối đa hóa lợi nhuận, mức định giá bán cao hơn ấy phụ thuộc

Bài giảng kinh tế vi mô 140 như thế nào vào độ co dãn của cầu với giá? Tại sao có thể coi mức định giá bán cao hơn ấy là thước đo thế lực độc quyền?

16. Tại sao một hãng lãi có thế lực độc quyền ngay cả khi không phải là nhà sản xuất duy nhất trên thị trường?

17. Nguồn gốc của thế lực độc quyền bán là gì? Hãy nêu 1 ví dụ cho mỗi nguồn gốc ấy? 18. Những yếu tố nào quy định thế lực độc quyền của một hãng riêng lẻ? Hãy giải thích từng yếu tố một cách ngắn gọn.

19. Tại sao lại có cái giá phải trả cho thế lực độc quyền? Nếu như những số được của nhà sản xuất có thế lực độc quyền đem phân phối lại cho người tiêu dùng, liệu cái giá phải trả cho thế lực độc quyền có được loại trừ không? Hãy giải thích một cách ngắn gọn?

20. Tại sao sản lượng độc quyền bán sẽ tăng, nếu chính phủ buộc phải hạ thấp giá độc quyền? Để tôi đa hóa lượng bán của nhà độc quyền ? Chính phủ phải ấn định giá tối đa như thế nào?

21. Một nhà độc quyền mua quyết định giá mua một sản phẩm như thế nào? Người ấy sẽ quyết định mua cao hơn hay thấp người mua cạnh tranh? Hãy giải thích một cách ngắn gọn?

22. Thuật ngữ “ Thế lực độc quyền mua” có nghĩa là gì? Tại sao một hãng có thế lực độc quyền mua ngay khi hãng ấy không phải là người mua duy nhất trên thị trường.

23. Nguồn gốc của thế lực độc quyền mua? Những yếu tố nào quy định thế lực độc quyền mua của một hãng riêng lẻ?

24. Giả sử một hãng có thế lực thực hiện giá phân biệt hoàn hảo. Giá thấp nhất mà hãng đó ấn định giá là bao nhiêu? Tổng sản lượng bán ra sẽ được xác định bằng mức nào?

25. Các công ty thuộc ngành điện thường thực hiện chính sách phân biệt giá theo khối lượng mua? Tại sao việc đó có thể cải thiện phúc lợi cho người tiêu dùng?

26. Hãy cho một vài ví dụ về việc phân biệt giá theo thị trường, khách hàng. Liệu giá phân biệt có hiệu quả hay không nếu những nhóm người tiêu dùng khác nhau có những mức cầu khác nhau nhưng có cùng mức độ co dãn về giá?

27. Hãy giải thích tại sao việc phân biệt giá theo thị trường và khách hàng ( phân biệt giá cấp 3) để đạt được tối ưu đòi hỏi doanh thu biên đối với mỗi nhóm người tiêu dùng phải bằng với chi phí biên. Hãy dùng điều kiện này để giải thích hãng nên thay đổi giá cả và sản lượng của mình như thế nào nếu đường cầu với một nhóm người tiêu dùng dịch chuyển ra phía ngoài, khiến cho doanh thu biên đối với nhóm đó tăng cao.

28. Định giá cao điểm là một hình thức phân biệt giá như thế nào? Liệu nó có là cho người tiêu dùng khấm khá hơn không? Hãy cho ví dụ minh họa.

29. Hãy xác định giá cả hai phần tối ưu như thế nào nếu nó có hai loại khách hàng với những đường cầu khác nhau ? ( giả sử doanh nghiệp biết các đường cầu đó)

30. Tại sao việc đặt giá dao cạo râu Gillette là một hình thức của giá cả hai phần. Liệu Gilleette là một nhà độc quyền sản xuất các loại lưỡi dao cũng như dao cạo râu hay không?

Bài giảng kinh tế vi mô 141 Giả sử bạn đang đưa ra lời tư vấn cho Gillette về các xác định giá hai phần. Bạn xẽ đề xuất tiến trình như thế nào?

31. Tại sao Loews bán gộp Gone With The Wind và Getting Gerti’s Garter? Những đặc điểm nào của cầu cần thiết cho việc bán gộp để nâng cao được lợi nhuận?

32. Phân biệt bán gộp hỗn hợp và bán gộp thuần túy? Trong những điều kiện nào bán gộp hỗn hợp được ưa thích hơn bán gộp thuần túy? Tại sao nhiều khách sạn lại thực hiện việc bán gộp hỗn hợp thay vì bán gộp thuần túy?

33. Bán ràng buộc khác với bán gộp như thế nào? Tại sao một hãng lại muốn thực hiện bán ràng buộc?

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 56 - 58)