Cung lao động cá nhân

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 71 - 72)

C/ THỊ TRƯỜNG CANH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM

6.2.2.1Cung lao động cá nhân

B/ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

6.2.2.1Cung lao động cá nhân

Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tương ứng với mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Như vậy, khoảng thời gian làm việc của nguời lao động phụ thuộc vào mức tiền lương. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có đúng 24 giờ mỗi ngày, rõ ràng là không ai có thể cung lao động cả 24 giờ mỗi ngày. Mọi người đều có các mục đích khác chứ không chỉ mục đích bán các dịch vu lao động của mình trên thị trường.

Để xác định đường cung lao động chúng ta có thể chia một ngày ra thành những giờ lao động và những giờ nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là một thuật ngữ chung mô tả những hoạt động không làm việc bao gồm cả ăn, ngủ, đi chơi với gia đình và bè bạn. Nó bao gồm cả nghiên cứu và làm việc ở nhà. Khi phân tích quyết định phân bổ thời gian của một người vào nghỉ ngơi và làm việc trong ngày, các nhà kinh tế sử dụng phân tích bàng quan ở trong lý thuyết tiêu dùng. Nghỉ ngơi được giả định là cái mà người ta thích, còn làm việc thì đem lại lợi ích cho công nhân chỉ thông qua thu nhập nhận được. Ngoài ra, giả định người công nhân có thể chọn số giờ làm việc trong ngày một cách linh hoạt (tuỳ ý). Đơn giá tiền lương biểu thị giá mà người công nhân đặt cho thời gian nghỉ ngơi vì đơn giá tiền lương là lượng tiền mà công nhân phải từ bỏ để hưởng thụ nghỉ ngơi. Khi mục tiêu là tối đa hoá ích lợi chứ không phải tối đa hoá lợi nhuận thì đơn giá tiền lương tăng lên có nghĩa là giá của nghỉ ngơi tăng lên. Khi giá nghỉ ngơi tăng người ta sẽ “tiêu dùng” ít nghỉ ngơi hơn - theo luật cầu - điều đó có nghĩa là người ta làm việc nhiều hơn. Như vậy đường cung lao động sẽ là đường dốc lên. Tuy nhiên, khi đơn giá tiền lương tăng cao đến một mức nào đó. Họ chỉ cần làm ít mà vẫn có thu nhập cao thì họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn các hàng hoá bình thường, trong đó bao gồm cả “hàng hoá và nghỉ ngơi”. Vậy trong trường hợp này số giờ nghỉ ngơi tăng lên, số giờ làm việc sẽ giảm xuống. Do đó ta có thể kết luận đường cung lao động của cá nhân là một đường vòng về phía sau. Đây là điểm khác biệt của đường cung lao động và đường cung các đầu vào khác.

Đơn giá tiền lương (đồng/giờ)

SL

Số giờ làm việc/ ngày

Hình 6.5 Đường cung lao động của cá nhân

Tuy nhiên trong thực tế chỉ có những người có thu nhập cực kỳ cao (như các cầu thủ bóng đá nổi tiếng, các ca sỹ ngôi sao) mới có đường cung lao động thực tế vòng về phía sau, còn đường cung lao động thực tế của những người bình thường là đường dốc lên. Hoặc có thể cho rằng những sinh viên làm việc vào mùa hè để kiếm tiền chi tiêu cho năm học tới có

Bài giảng kinh tế vi mô 155 đường cung lao động vòng về phía sau. Khi mức thu nhập mục tiêu đạt được thì sinh viên sẽ ngừng làm việc và phân bổ nhiều thời gian hơn cho các hoạt động nghỉ ngơi. Tăng đơn giá tiền lương sẽ làm cho sinh viên phải làm việc ít giờ hơn vì nó cho phép sinh viên đó đạt được thu nhập mục tiêu nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 71 - 72)