III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng
CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG
Trong chương trước trước chúng ta đã nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp có mục tiêu cơ bản là tối đa hoá lợi nhuận và đạt được mục tiêu đó bằng cách sản xuất một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Tuy nhiên, doanh thu cận biên lại phụ thuộc vào điều kiện về cầu thị trường. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các cấu trúc thị trường truyền thống và xem xét việc ra quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong các thị trường cụ thể như thế nào. Ngoài ra, chương này cũng đưa ra các so sánh giản đơn về hiệu quả của các loại thị trường đó thông qua việc xem xét ưu và nhược điểm của từng loại thị trường.
5.1 CÁC LOẠI THỊ TRƢỜNG
5.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường. Chúng ta có thể gặp gỡ những quan niệm phổ biến sau:
(1) Thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội được. Sự phân công này như C.Mác đã nói là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. Cứ ở đâu và khi nào có sự phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của sự phân công xã hội và do đó nó có thể phát triển vô cùng tận.
- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá và dịch vụ.
- Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, bao gồm cả hai phạm vi:
Đối tượng lưu thông hàng hoá và dịch vụ
Hoạt động lưu thông hàng hoá và dịch vụ
(2) Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán. Qua những quan niệm trên chúng ta có thể thấy rằng, trong vài trường hợp người mua và người bán có thể gặp gỡ nhau trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng hoá tiêu dùng như quần áo, rau quả… Hoặc trong một số trường hợp khác như trong các trường hợp chứng khoán mọi công việc giao dịch có thể diễn ra qua điện thoại, qua vô tuyến bằng cách điều khiển từ xa…
Nhưng một điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tìm cách tối đa hoá lợi ích kinh tế của mình. Người bán (thường là các hãng sản xuất) muốn bán được sản phẩm của mình để thu lợi nhuận tối đa. Người mua (thường là người tiêu dùng) với lượng tiền có hạn của mình muốn thu được sự thoả mãn lớn nhất về sản phẩm mà họ mua.
Như ta đã biết chính sự tác động qua lại giữa người mua và người bán sẽ xác định được giá cả của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể đồng thời cũng xác định được số lượng, chất lượng chủng loại sản phẩm cần sản xuất ra và qua đó sẽ xác định được việc sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn của xã hội nói chung. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường. Tuy nhiên hoạt động thực tế của thị trường rất phức tạp, khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như số lượng, qui mô, sức mạnh của các nhà sản xuất.
Bài giảng kinh tế vi mô 117