Giá của ngàn h mục tiêu của độc quyền tập đoàn

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 51)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

5.5.4Giá của ngàn h mục tiêu của độc quyền tập đoàn

P MC ATC 10 M

5.5.4Giá của ngàn h mục tiêu của độc quyền tập đoàn

Như ta đã biết nếu thị trường là độc quyền thì khoản lợi nhuận thu được sẽ lớn nhất và chính vì vậy nhiệm vụ của các nhà độc quyền tập đoàn là phải làm sao đạt được đến mức giá chung đó cho toàn ngành. Điều này là khó khăn vì nó đòi hỏi các hãng phải có quan điểm chung về đường cầu của ngành và phải thoả mãn với tỷ trọng thị trường nhất định cũng phải được phối hợp một cách chính xác.

- Sự phối hợp: Vấn đề làm như thế nào để các nhà độc quyền tập đoàn phối hợp được các quyết định sản xuất của họ với nhau và hạn chế được lượng cung cho thị trường vì mọi hoạt động nhằm nâng cao tỷ trọng thị trường của một hãng đều bị trả đũa nên họ phải phối hợp với nhau để:

 Lợi nhuận của ngành tối đa

 Mỗi hãng bằng lòng với tỷ trọng thị trường nhất định

Việc xác định sản lượng của ngành là tương đối dễ theo quy tắc tối đa hoá lợi nhuận. Việc phân chia sản lượng giữa các hãng độc quyền tập đoàn là việc khó khăn hơn. Điều này phụ thuộc vào độ lớn tương đối của các công ty và khả năng đàm phán của họ.

- Các công ty có thể thông đồng với nhau. Sự thông đồng là sự thoả thuận thẳng thắn giữa các nhà sản xuất để hạn chế sự cạnh tranh giữa họ với nhau. Tuy nhiên điều này có hại cho người tiêu dùng và chính phủ thường ra các luật cấm chuyện đó. Chính vì vậy các hãng độc quyền tập đoàn sẽ tìm cách khác như chỉ đạo giá. Chỉ đạo giá là một cách định giá của thị trường độc quyền tập đoàn cho phép một hãng tạo ra giá thị trường cho tất cả các hãng khác của ngành. Thông thường các công ty có tỷ trọng thị trường lớn sẽ có người chỉ đạo giá. Mỗi khi giá này được hình thành nó sẽ duy trì trong một thời gian nhất định vì đường cầu bị gãy khúc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 51)