Tiền thuê, lãi suất và giá cả của tài sản

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 75 - 76)

C/ THỊ TRƯỜNG CANH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM

6.3.1Tiền thuê, lãi suất và giá cả của tài sản

B/ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

6.3.1Tiền thuê, lãi suất và giá cả của tài sản

Một trong các yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là tài sản hiện vật (máy móc thiết bị, nhà xưởng,..). Vốn hiện vật là các hàng hoá đã được sản xuất và sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn hiện vật bao gồm mọi tài sản của doanh nghiệp từ các công trình nhà xưởng, thiết bị máy móc đến nguyên nhiên vật liệu dự trữ và sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Vốn hiện vật của doanh nghiệp có thể hoàn toàn được phân chia thành hai loại là tài sản cố định và các tài sản dự trữ cho sản xuất. Trong khi tài sản dự trữ chuyển một lần và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm thì tài sản cố định chuyển dần ( chuyển từng phần) giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Sự khác biệt này có vai trò quan trọng trong tính toán kinh tế của doanh nghiệp. Với tài sản dự trữ bình thường người ta có thể tính toàn bộ giá

Bài giảng kinh tế vi mô 159 trị của chúng vào giá trị sản phẩm, còn với tài sản cố định thì cho đến nay việc tính khấu hao nhằm chuyển dần giá trị của chúng vào giá trị sản phẩm là phương pháp duy nhất có thể thực hiện được.

Vốn hiện vật còn được phân biệt với vốn tài chính, trong khi vốn hiện vật là các tài sản thì vốn tài chính là tiền (đơn vị giá trị), là phương tiện để mua sắm các yếu tố đầu vào là tài sản đó.

Vốn hiện vật và đất đai cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp. Lao động kết hợp với tài sản sẽ tạo ra sản phẩm đầu ra phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Kinh tế càng phát triển thì sẽ tạo ra ngày càng nhiều tài sản hơn, do đó số vốn mà mỗi lao động sẽ sử dụng ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ số vốn trên mỗi lao động sẽ phản ánh tiến bộ kỹ thuất của quá trình sản xuất qua thời gian.

Khi doanh nghiệp mua đứt một tài sản nào đó thì giá trị của nó là giá mua vào, còn nếu doanh nghiệp chỉ thuê tài sản nào đó thì chi phí sử dụng tài sản chỉ là tiền thuê vốn tài sản đó. Tài sản tính bằng tiền chính là vốn tài sản của người chủ đã mua tài sản đó. Trong quá trình sử dụng tài sản dù tài sản là tài sản mua đứt một lần hay tài sản thuê đều phải tính giá. Nếu thuê ngoài thì tiền thuê bao nhiêu sẽ được tính vào sản phẩm bấy nhiêu. Nếu còn tài sản tự mua của doanh nghiệp sẽ thu hồi dần số tiền đã bỏ ra mua sắm thông qua tiền thuê trong tương lai do các dịch vụ mà tài sản cung cấp.

Giá hiện hành của tài sản và tiền thuê dịch vụ tài sản đều gắn với tiền trả lãi suất và thời gian. Giả sử mua một tài sản cố định với giá là K đồng, lãi suất hàng năm là i thì sau năm thứ nhất vốn sẽ là K(1+i) và do đó sau n năm thì vốn sẽ là K(1+i)n. Vì thế số vốn K(1+i)n là cơ sở để tính tiền thuê sử dụng tài sản cố định. Khi bỏ ra K đồng để mua tài sản cố định thì số vốn phải đưa vào tính toán là X = K(1+i)n

. Từ đó K= X* 1/(1+i)n. Đây chính là công thức tính giá trị hiện tại của khoản tiền thu được tại một năm nào đó, trong đó 1/(1+i)n

được gọi là hệ số chiết khấu. Đây chính là nội dung của lý thuyết lãi kép.

Trong thực tế, tiền thuê vốn hiện vật trong tương lai còn phức tạp hơn so với việc cho ngân hàng vay dù với lãi suất cố định. Việc định giá của tài sản vốn cần xem xét đến lãi suất thực tế trong nền kinh tế và thường dùng hệ số chiết khấu trên cơ sở lãi suất thực tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 75 - 76)