BÀI LUYỆN TẬP I/ Hiểu các thuật ngữ quan trọng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 54 - 56)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

BÀI LUYỆN TẬP I/ Hiểu các thuật ngữ quan trọng

P MC ATC 10 M

BÀI LUYỆN TẬP I/ Hiểu các thuật ngữ quan trọng

I/ Hiểu các thuật ngữ quan trọng

Sắp xếp các khái niệm bằng chữ vào các câu thích hợp ký hiệu bằng số dưới đây: a) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

b) Đường cung của ngành trong ngắn hạn. c) Phân biệt giá.

d) Cơ cấu thị trường. e) Độc quyền tự nhiên. f) Độc quyền.

g) Lợi nhuận kế toán. h) Lợi nhuận siêu ngạch. i) Đường cung của hãng. j) Nhập và xuất ngành tự do. k) Độc quyền tập đoàn.

l) Cạnh tranh không hoàn hảo. m) Cấu kết.

Bài giảng kinh tế vi mô 138 n) Cạnh tranh độc quyền.

o) Đường cầu gẫy khúc.

1) Đó là thủ pháp mà nhà độc quyền đặt giá khác nhau với các khách hnagf khác nhau. 2) Ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô rất lớn nên chỉ có thể có một hãng tồn tại được

trong ngành đó.

3) Phần tổng thu cao hơn phần tổng chi phí kế toán.

4) Đường biểu diễn tổng sản lượng mà các hnagx trong ngành muốn sản xuất và cung ứng ở mỗi mức giá.

5) Mức lợi nhuân đủ trả chi phí cơ hội của vốn và thời gian của chủ doanh nghiệp. 6) Tình trạng mà ở đó, không có sự ngăn cản đối với các hãng muốn ra nhập hay rút lui

khỏi thị trường.

7) Thị trường mà ở đó, bất kỳ một sự thay đổi quyết định nào của người mua và người bán đều không ảnh hưởng đến giá của thị trường.

8) Đường biểu diễn lượng hãng mà hãng muốn sản xuất và cung ứng tại mỗi mức giá. 9) Việc miêu tả về hành vi của người mua và người bán trên thị trường đó.

10) Thị trường mà ở đó, chỉ một người mua hoặc chỉ một người bán duy nhất một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.

11) Thị trường mà ở đó, đường cầu của các doanh nghiệp dốc xuống và giá cả phụ thuộc vào lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất và cung ứng.

12) Ngành với một số ít các nhà sản xuất và họ phụ thuộc rất lớn vào nhau. 13) Sự thỏa thuận giữa các nhà sản xuất nhằm thủ tiêu canh tranh.

14) Do các doanh nghiệp trong độc quyền tập đoàn cạnh tranh với nhau.

15) Thị trường mà ở đó, có nhiều người mua và nhiều người bán những sản phẩm có thể thay thế cho nhau và mỗi người chỉ có thể chi phối đến giá bán sản phẩm của chính mình.

II/ Những nhận định sau đây đúng hay sai tại sao?

1) Cân bằng dàn hạn trong ngành canh tranh hoàn hảo giống như trong cạnh tranh độc quyền.

2) Doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có thể sản xuất với chi phí bình quân thấp hơn khi nó chia sẻ thị trường cho các doanh nghiệp khác.

3) Nếu đem phần thăng dư tiêu dùng của người tiêu dùng mà nhà độc quyền có được phân phối lại cho người tiêu dùng, thì hạn chế của thị trường độc quyền sẽ được khắc phục.

4) Khi chính phủ tách các công ty độc quyền thành các công ty nhỏ hơn, có thể bảo đảm cho các công ty này sản xuất với chi phí thấp hơn.

5) Trong trường hợp cạnh tranh không hoàn hảo, đường cầu đối với doanh nghiệp co dãn hơn với đường cầu thị trường.

6) Doanh nghiệp độc quyền bao giờ cũng có thể tăng lợi nhuận bằng cách đặt các mức giá khác nhau trên các thị trường khác nhau.

7) Đường cung của ngành trong dài hạn co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn. 8)Mọi doanh nghiệp đều định giá bán lớn hơn chi phí cân biên.

Bài giảng kinh tế vi mô 139

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A/ THỊ TRƯỜNG TỰ DO CẠNH TRANH

1. Tại sao một doanh nghiệp đang thua lỗ những vẫn tiếp tục sản xuất chứ không đóng của.

2. Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí biên nằm ở phía trên điểm cực tiểu của chi phí biến đổi bình quân. Tại sao đường cung dài hạn của doanh nghiệp không phải là đường chi phí biên dài hạn.

3. Trong cân bằng dài hạn, tất cả các hãng trong ngành có lợi nhuận bằng không. Tai sao?

4. Sự khác nhau giữa lợi nhuận kinh tế và thăng dư sản xuất.

5. Tại sao các hãng gia nhập ngành khi họ biết rằng trong dài hạn lợi nhuận kinh tế sẽ bằng không.

6. Bắt đầu thế kỷ 20, trong ngành ô tô Mỹ có nhiều nhà chế tạo nhỏ. Cuối thế kỷ, chỉ còn ba nhà chế tạo lớn. Giả sử tình trạng này không phải do sự thi hành lỏng lẻo luật chống độc quyền của Liên Bang. Giải thích thế nào về sự giảm số lượng nhà sản xuất ô tô.

7. Ngành X là ngành cạnh tranh hoàn hảo, do đó mọi hãng trong ngành có lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu giá thị trường giảm, có hãng nào có thể tồn tại không?

8. Sự gia tăng cầu về phim video cũng làm tăng tiền lương của các nam nữ diễn viên một cách đáng kể. Đường cung phim trong dài hạn là đường nằm ngang hay dốc xuống? Hãy giải thích?

9. Một hãng sẽ luôn luôn sản xuất ở sản lượng mà tại đó chi phí trung bình dài hạn đạt được tối thiểu. Đúng hay sai? Hãy giải thích.

10. Có thể có lợi tức không đổi theo quy mô trong một ngành với đường cung dốc lên không? Hãy giải thích.

11. Các giả thiết nào là cần thiết để một thị trường là cạnh tranh hoàn toàn? Tại sao mỗi giả thiết ấy là quan trọng?

12. Giả sử một nhà cạnh tranh đứng trước một sự gia tăng cầu. Điều gì bảo đảm thị trường cạnh tranh sẽ tăng sản lượng? Câu trả lời có thay đổi không nếu chính phủ ấn định một mức giá trần.

13. Chính phủ thông qua luật cho phép trợ cấp đáng kể cho mỗi mẫu đất trồng chè xuất khẩu. Chương trình này tác động đến đường cung về chè xuất khẩu trong dài hạn như thế nào?

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 54 - 56)