Đƣờng cung của một hãng cạnh tranh và của thị trƣờng (toàn ngành)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 39)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

5.2.4Đƣờng cung của một hãng cạnh tranh và của thị trƣờng (toàn ngành)

Như ta đã biết lợi nhuận có sức cám dỗ mãnh liệt và đã lôi kéo thêm nhiều người sản xuất mới tham gia vào thị trường. Và như vậy cung trên thị trường đột nhiên tăng mạnh.

Như hình vẽ trên ta thấy điều đó được minh hoạ bằng sự dịch chuyển của đường cung S1 đến S2. Đường cầu thị trường nghiêng xuống cho thấy rằng để bán hết lượng cung đó giá bán phải giảm xuống. Trong thí dụ của chúng ta vì lượng cung tăng đáng kể nên sản phẩm A lúc này chỉ bán được với giá 800.000đ một chiếc. Mức giá mới này làm thay đổi bức tranh về lợi nhuận và các quyết định sản xuất của các hãng cạnh tranh.

Giá thị trường giảm xuống gây sức ép lớn đối với lợi nhuận của hãng làm cho ô chữ nhật phản ánh lợi nhuận co lại. Mặc dù cơ cấu chi phí của hãng sản xuất là không đổi song cơ hội bán hàng giảm đi đáng kể.

Tại mức giá mới 800.000đ một chiếc sản lượng tối ưu chỉ là 500 sản phẩm và lợi nhuận một ngày chỉ còn 500 x (800-640) = 80.000đ.

Mức sản lượng này thể hiện cân bằng ngắn hạn ở mức giá đó. Qua đây ta có thể thấy rằng trong cạnh tranh hoàn hảo khi một ngành sản xuất còn mang lại lợi nhuận thì vô số nhà sản xuất mới sẽ tham gia vào cho đến khi giá bán tụt xuống bằng mức chi phí bình quân tối thiểu. Tại mức giá đó (điểm M trên hình vẽ) hãng không thể thu được tý lợi nhuận nào nữa. Tình huống này thể hiện cân bằng dài hạn của hãng và toàn ngành sản xuất đó. Mức cân bằng này được duy trì cho đến khi nhu cầu thị trường thay đổi hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật hạ thấp chi phí sản xuất xuống.

Như vậy có thể nói rằng để xác định mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa, hãng cạnh tranh hoàn hảo phải so sánh giá thị trường với chi phí cận biên (P = MC) hay đường cung đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo chính là đường chi phí cận biên đối với các mức giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Còn đường cung của thị trường là tổng hợp các đường cung của các nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Trần Thị Hòa (Trang 39)