Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 28 - 29)

1.1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, có thể đưa ra một số nhận xét tổng quan về tình hình nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, tính tất yếu về việc xác định mối liên hệ, sự kết nối giữa quốc gia với các yếu tố gắn với tranh chấp như quốc tịch, nơi cư trú của chủ thể, nơi thực hiện HĐ hoặc nơi xảy ra thiệt hại… là nội dung được thể hiện ở hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu đều có sự thống nhất rằng nó là nguyên tắc nền tảng cho việc xây dựng căn cứ để xác định thẩm quyền của TA và luật được TA áp dụng nhằm GQTC KDTM có YTNN. Tuy nhiên, mức độ liên hệ, kết nối như thế nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng học giả ở từng quốc gia khác nhau.

Thứ hai, vấn đề GQTC KDTM có YTNN cho đến nay vẫn thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, bởi vì việc GQTC KDTM có YTNN không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân của nước mình mà còn ảnh hưởng đến tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế. Do đó, sự xích lại gần nhau trong các quy định của pháp luật ở các quốc gia về vấn đề này là điều tất yếu. Thậm chí nhiều thiết chế pháp lý quốc tế được các quốc gia và các tổ chức quốc tế cố gắng xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật về GQTC KDTM có YTNN bằng cơ chế tài phán của TA. Chính vì vậy, kinh nghiệm từ các nước cần được phân tích và tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật VN. Tuy vậy, việc nghiên cứu trong tương quan so sánh giữa pháp luật VN và các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mang tính tương đồng như Trung Quốc hay các nước trong khối ASEAN vẫn còn hạn chế.

Thứ ba, còn nhiều quan điểm chưa thống nhất liên quan đến cơ sở để xây dựng các căn cứ nhằm xác định thẩm quyền của TA và luật được TA áp dụng trong GQTC KDTM có YTNN. Việc ghi nhận và cơ chế để đảm bảo quyền lựa chọn TA và quyền lựa chọn pháp luật áp dụng để GQTC KDTM có YTNN phát sinh từ HĐ và ngoài HĐ cũng có sự khác biệt lớn. Do đó, góc nhìn của các tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này cũng có sự

khác biệt. Vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đề xuất mở rộng hay thu hẹp phạm vi quyền lựa chọn của các bên trong tranh chấp.

Thứ tư, các công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến việc GQTC KDTM có YTNN tại TA VN, như đã đề cập ở trên, mới chỉ nghiên cứu đến vấn đề mang tính chung nhất hoặc chỉ đề cập đến một phần vấn đề có liên quan và với cách tiếp cận khác so với cách tiếp cận của tác giả: Chia thành hai vấn đề tranh chấp về KDTM có YTNN trong HĐ và tranh chấp KDTM có YTNN ngoài HĐ để nghiên cứu. Một số công trình đã thực hiện khá lâu và không còn phù hợp với sự thay đổi trong các quy định có liên quan của pháp luật VN, đặc biệt khi BLTTDS 2015, BLDS 2015 đã có hiệu lực. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách chuyên sâu và cụ thể pháp luật về GQTC KDTM có YTNN bằng TA tại VN.

Thứ năm, ở cấp độ Luận án tiến sĩ, cho đến này chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, có thể khẳng định đây là Luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về GQTC KDTM có YTNN bằng TA tại VN.

1.1.3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ và nhiệm vụ của Luận án

Dựa trên nhận xét chung về tình hình nghiên cứu trên đây, NCS cho rằng liên quan đến đề tài của Luận án, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được phân tích và luận giải một cách cụ thể và thấu đáo. Đó là:

Thứ nhất, chưa có khái niệm thống nhất cũng như chưa có tiêu chí thống nhất để nhận diện tranh chấp KDTM có YTNN.

Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về thẩm quyền của TA trong việc GQTC KDTM có YTNN phát sinh từ HĐ và ngoài HĐ cũng như vấn đề luật áp dụng trong GQTC KDTM có YTNN sau khi BLDS 2015 và BLTTDS 2015 phát sinh hiệu lực.

Thứ ba, chưa có sự phân tích thực trạng các quy định của pháp luật VN về thẩm quyền và luật áp dụng trong GQTC KDTM có YTNN tại TA, đặc biệt kể từ khi BLDS 2015 và BLTTDS 2015 có hiệu lực.

Thứ tư, chưa có những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm của EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore trong việc xác định thẩm quyền của TA và xác định luật áp dụng trong việc GQTC KDTM có YTNN tại TA.

Thứ năm, chưa chỉ ra những bất cập trong pháp luật VN để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật VN về GQTC trong KDTM có YTNN bằng TA VN.

Đây là 5 vấn đề còn bỏ ngỏ và cũng chính là nhiệm vụ mà Luận án này phải nghiên cứu, luận giải để làm rõ.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 28 - 29)