Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 33 - 35)

Là Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế, phương pháp tiếp cận của đề tài sẽ bao gồm phương pháp tiếp cận liên ngành: Ngành luật học và ngành kinh tế.

23 góc độ kinh tế, NCS sẽ phân tích để làm rõ yếu tố kinh tế, mục tiêu lợi nhuận mà các hoạt động KDTM có YTNN nhằm vào: Đây là điểm khác biệt giữa quan hệ KDTM có YTNN với các quan hệ DS có YTNN khác như quan hệ sở hữu, lao động, thừa kế, hôn nhân gia đình…Chính yếu tố kinh tế và mục tiêu lợi nhuận này đặt ra các yêu cầu theo đó, PL phải có quy định phù hợp để buộc TA phải bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng…và từ đó là tự do lựa chọn PL và tự do lựa chọn TA giải quyết các tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, chính những lợi ích kinh tế sẽ đạt được từ hiệu quả có được của một cơ chế phù hợp trong GQTC KDTM có YTNN (như giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian…) nếu đảm bảo được sự cân bằng giữa việc tôn trọng quyền tự do KDTM của các bên tranh chấp và yếu tố chủ quyền quốc gia của VN. Và điều này không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TAVN với vai trò là CQ tư pháp mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh QG nhờ việc đổi mới và cải cách tư pháp cũng như hoàn thiện PLVN nhằm tạo môi trường KD thuận lợi để thu hút các thương nhân nước ngoài đẩy mạnh hoạt động KDTM với các thương nhân VN.

24góc độ luật học, vì đề tài liên quan đến GQTC KDTM có YTNN tại TAVN, do đó LA cũng đã nhấn mạnh yêu cầu đối với TAVN, thông qua các đề xuất sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới các văn bản quy phạm PL có liên quan, trong việc cần có cái nhìn thông thoáng hơn khi các bên lựa chọn TAVN hay PL nước ngoài khi GQTC KDTM cũng như cần có sự am hiểu về PL nước ngoài để áp dụng đúng nhằm góp phần giải quyết nhanh, hiệu quả các tranh chấp KDTM có YTNN.

Kết luận chƣơng 1

Pháp luật về GQTC KDTM có YTNN bằng TA đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau ở trong nước và ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó đã phần nào khái quát được các vấn đề về lý luận và thực tiễn pháp luật của VN và các nước liên quan đến GQTC trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có Luận án tiến sĩ luật học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thể và có so sánh quy định có liên quan trong pháp luật của 4 nước là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore về vấn đề GQTC KDTM có YTNN tại TAVN.

Trên cơ sở hệ thống hóa các công trình NCKH ở VN và ở nước ngoài, Luận án đã chỉ ra 5 vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận án mà các công trình đi trước đã phân tích và 5 vấn đề còn bỏ ngỏ và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Luận án

này. Đó là: (i). Vấn đề về khái niệm và tiêu chí nhận biết tranh chấp KDTM có YTNN; (ii). Vấn đề về thẩm quyền của TA trong việc GQTC KDTM có YTNN phát sinh từ HĐ và ngoài HĐ; (iii). Vấn đề luật áp dụng trong GQTC KDTM có YTNN; (iv). Vấn đề về thực trạng quy định của pháp luật VN về thẩm quyền và luật áp dụng trong GQTC KDTM có YTNN tại TA trong mối quan hệ có so sánh với quy định của EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore; (v). Đề xuất kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật VN về GQTC trong KDTM có YTNN tại TAVN.

Chương 1 cũng nêu ra các lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp tiếp cận là nền tảng cơ sở lý luận của Luận án.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NUỚC NOÀI TẠI TÕA ÁN VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài tại Tòa án Việt Nam

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w