Nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích quốc gia

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 60 - 62)

Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý gắn liền với mỗi quốc gia độc lập trong chính sách đối ngoại và tối cao trong chính sách đối nội trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia mình thông quá các quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có một quốc gia nào có thể can thiệp91. Lợi ích quốc gia là mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định cuối cùng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại92. Có thể nói, lợi ích quốc gia là vấn đề có ý nghĩa “sống còn” với mỗi quốc gia93, là yếu tố hàng đầu cần phải được cân nhắc trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của một quốc gia. Việc xác định đúng đắn lợi ích quốc gia và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế, với lợi ích chính đáng của các đối tác, từ đó tìm mẫu số chung để

Đỗ Văn Đại & Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài Thương mại, NXB Chính trị quốc gia, tr.299.

Nguyễn Hồng Nam (2016), tlđd, tr.57.

Jack C. Plano - Roy Olton (1982), The International Relations Dictionary, California: ABC-CLIO Santa Barbarra, Third Editions, tr.9.

Nguyễn Bá Chiến (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột pháp luật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.170-171.

hợp tác tốt nhất, đưa đất nước hội nhập sâu, toàn diện vào khu vực và thế giới được cho là điều cần thiết cho mỗi một quốc gia độc lập trong quá trình hội nhập quốc tế94.

Chủ quyền quốc gia nhấn mạnh quyền tài phán của TA VN đối với mọi tranh chấp phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, kể cả các tranh chấp KDTM có YTNN. Chủ quyền quốc gia thông qua việc thực hiện quyền tài phán và lợi ích quốc gia thông qua TA là nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT VN. Chủ quyền quốc gia nói lên quyền tự quyết của VN khi tham gia vào các quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ TPQT, trong đó có việc GQTC KDTM có YTNN nói riêng. Nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng tức là bảo vệ lợi ích của quốc gia. Vì vậy, TAVN với vai trò là bộ máy tư pháp của Nhà nước, khi GQTC KDTM có YTNN phải tuân thủ nguyên tắc này. Cụ thể hơn, trong hoạt động GQTC KDTM có YTNN tại TAVN thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án, nội dung nguyên tắc này thể hiện ở hai khía cạnh sau đây:

Đối với việc xác định thẩm quyền của TA đối với các tranh chấp KDTM có YTNN, việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích quốc gia thể hiện thông qua hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan tư pháp độc lập, xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của TA quốc gia đối với các tranh chấp, tham gia xây dựng, ký kết, gia nhập hoặc từ bỏ các ĐƯQT, từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài … 95

Trong đó, vấn đề xác định thẩm chung và thẩm quyền riêng biệt của TA quốc gia đối với các tranh chấp nhằm đảm bảo việc thực thi quyền tài phán của quốc gia cần phải được cân nhắc trong mối tương quan với nguyên tắc tôn trọng quyền tự thỏa thuận và quyền bình đẳng của các bên tranh chấp. Bởi lẽ, khi quy định những căn cứ xác định thẩm quyền của TA quốc gia đối với các tranh chấp trong TPQT nói chung, pháp luật các nước đều cố gắng mở rộng khả năng để tòa án quốc gia mình có thẩm quyền giải quyết, đặc biệt là thẩm quyền riêng biệt96. Điều này có khả năng dẫn đến việc không đảm bảo sự cân bằng với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt, quyền được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, gây nên những khó khăn cho quá trình tham gia vào hoạt động tố tụng của các bên, cũng như khả năng để thực thi phán quyết …

Đối với việc xác định pháp luật áp dụng cho hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM có YTNN, việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia thể hiện thông qua hoạt động xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề pháp luật áp dụng cho

Trần Nam Tiến (2013), “Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10 (71), tr.30.

Nguyễn Hồng Nam (2016), Thẩm quyền của TA VN giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.58.

các tranh chấp KDTM có YTNN, đặc biệt là các quy phạm xung đột một chiều97 hướng đến việc áp dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành quy phạm xung đột đó và các quy phạm liên quan đến vấn đề bảo lưu trật tự công cộng nhằm hướng đến việc bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và của pháp luật quốc gia có chủ quyền98. Việc thực hiện hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia này có khả năng bị lạm dụng nhằm loại trừ khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài, hướng đến việc áp dụng pháp luật trong nước để giải quyết tranh chấp.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cho dù mở cửa đến đâu và như thế nào thì TA VN cũng phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa việc tôn trọng nguyên tắc này với nguyên tắc mở cửa, tự do hóa TM sẽ được giải quyết như thế nào trong hệ thống pháp luật VN. Nội dung này sẽ được NCS chỉ ra trong Chương 3 và 4 của Luận án nhằm đưa ra những khuyến nghị cho nhà làm luật VN xem xét và quyết định nhằm đảm bảo sự cân bằng của việc tôn trọng các nguyên tắc này.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 60 - 62)