Thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam đối với các tranh chấp ngoài hợp

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 99 - 108)

đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền chung của TA VN đối với các tranh chấp KDTM có YTNN phát sinh ngoài HĐ được quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thực tế chủ yếu vẫn dựa trên hai tiêu chí cụ thể nêu tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, theo đó, thẩm quyền của TA VN có thể rơi vào hai trường hợp cụ thể sau đây:

Trường hợp thứ nhất, khi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở VN, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ VN hoặc công việc được thực hiện trên Xem án lệ của Anh: Atlantic Underwriting Agencies Ltd v Compagnia di Assicurazione di Milano SPA [1979]

Lloyd’s Rep 240; Phần 3 đạo luật về TPQT năm 1995 của Anh; Điều 41 Bộ luật Dân sự Đức; Peter Stone (2002), “The Treatment of Electronic Contracts and Torts in Private International Law under European

Community Legislation”, Tạp chí Information & Communications Technology Law, vol. 11, no. 2, tr.134; Yeo Tiong Min (1995), “Jurisdiction Issues in International Tort Litigation: A Singapore View”, Singapore Academy of Law Journal, vol.7 (1), tr.10.

Theo các học giả EU, đối với các tranh chấp ngoài hợp đồng gắn với hợp đồng, nguyên đơn được quyền lựa chọn khởi kiện theo hai cách: Khởi kiện tranh chấp hợp đồng theo Nghị định Rome I hoặc khởi kiện tranh chấp ngoài hợp đồng theo Nghị định Rome II. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự giải thích cụ thể của ECJ về vấn đề này. Xem: C.M.V Clarkson & Jonathan Hill (2011), sđd, tr.263, 264; Axel Volkmar Jaeger & Gotz Sebastian Hök (2010), FIDIC - A Guide for Practitioners, Springer, tr.65.

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.436.

Ngô Quốc Chiến (2015), “Thẩm quyền của Toà án VN xét xử vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Toà án Nhân dân, kỳ 1, số 4, tr.33.

lãnh thổ VN.

Trường hợp thứ hai, khi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở ngoài lãnh thổ VN nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân VN hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại VN.

Nhận xét và kiến nghị

Theo NCS, việc xác định thẩm quyền của TA đối với loại hình tranh chấp này dựa trên tiêu chí nơi thực hiện hành vi gây hại là hợp lý, bởi vì xuất phát từ đặc thù của tranh chấp, trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh dựa trên các quy định ràng buộc của pháp luật và xuất phát từ hành vi gây hại của bên phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, có một tiêu chí cũng không kém phần quan trọng thường được EU và một số nước nghiên cứu sử dụng làm căn cứ để xác định thẩm quyền của TA đối với loại tranh chấp này là nơi thiệt hại xảy ra nhưng lại không được pháp luật VN quy định cụ thể199. Căn cứ xác định thẩm quyền của TAVN đối với tiêu chí này chỉ được suy luận từ trường hợp thứ hai.

Nghiên cứu pháp luật EU và một số nước cho thấy, việc sử dụng tiêu chí này và quy định cụ thể căn cứ xác định thẩm quyền dựa trên căn cứ nơi thiệt hại xảy ra khá phổ biến tại EU, các quốc gia thành viên EU như Bỉ, Đức…, Trung Quốc, Singapore… Cụ thể:

Khoản 3 điều 7 Nghị định Brussels I Recast quy định, các tranh chấp ngoài HĐ sẽ thuộc thẩm quyền của TA nơi có sự kiện gây ra thiệt hại. Theo giải thích của ECJ trong án lệ Bier BV v Mines de potasse d’Alsace200, nơi này có thể là nơi mà hành vi gây thiệt hại được thực hiện hoặc nơi thiệt hại xảy ra. Như vậy, nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong hai nơi trên hoặc dựa trên nguyên tắc nơi cư trú để khởi kiện và thẩm quyền của TA sẽ phát sinh trên cơ sở khởi kiện đó đối với toàn bộ tranh chấp bất kể thiệt hại có thể xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có quốc gia không là thành viên của EU hoặc thậm chí tranh chấp liên quan đến tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển. Cũng theo giải thích của ECJ trong án lệ Shevill and Others v Presse Alliance201, nếu nguyên đơn khởi kiện tại TA nơi thực hiện hành vi gây hại thì TA nơi đó sẽ có thẩm quyền đối với toàn bộ tranh chấp, bất kể thiệt hại có thể xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng nếu nguyên đơn khởi kiện tại nơi thiệt hại xảy ra thì phạm vi thẩm quyền của TA chỉ giới hạn đối với những thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên đó. Trong án lệ gần đây e-Date Advertsing GmbH v X and Martinez v

Dấu hiệu “nơi thực hiện hành vi gây hại” và “nơi thiệt hại xảy ra” là hai tiêu chí thuộc nội hàm của nguyên tắc tố tụng forum loci delicti. Xem: Michael Bogdan (2006), sđd, tr.50; Harley, TC (1984), Civil Jurisdiction and Judgments, Sweet & Maxwell, tr.50-52.

Case C- 21/76, [1976] ECR 1735.

MGN Limited, ECJ còn mở rộng thẩm quyền của TA quốc gia nơi có lợi ích chính của nguyên đơn202.

Một yêu cầu quan trọng nữa khi xem xét thẩm quyền của TA, đó là thiệt hại phải đã phát sinh hoặc có thể sẽ phát sinh. Trong trường hợp các nguyên nhân hoặc rủi ro gây ra thiệt hại xảy ra ở nhiều nước thành viên khác nhau thì nguyên đơn sẽ được quyền lựa chọn TA nơi tiến hành khởi kiện dựa trên sự tính toán về nguyên nhân chính, thiệt hại chính hoặc nơi cư trú của bị đơn… nhằm đảm bảo được những lợi ích nhất định trong quá trình tham gia tố tụng và đặc biệt là khả năng thực thi phán quyết203.

BLTTDS 2005 của Đức cũng có cách quy định tương tự như Nghị định Brussels I Recast. Cụ thể, Điều 32 của Bộ luật này quy định TA có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ngoài hợp đồng là TA nơi xảy ra sự kiện đó, bao gồm nơi hành vi được thực hiện và nơi thiệt hại xảy ra204. Đoạn 2 Điều 46 BLTTDS Pháp quy định, bị đơn có thể lựa chọn giữa TA nơi bị đơn cư trú hoặc nơi sự kiện gây thiệt hại diễn ra hoặc nơi thiệt hại xảy ra. Theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật TPQT 2004 của Bỉ, TA Bỉ có thẩm quyền GQTC ngoài HĐ khi thiệt hại đã phát sinh hoặc đe doạ phát sinh mà toàn bộ hoặc một phần thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ của Bỉ. Như vậy về nguyên tắc, cách quy định của Bỉ tương tự như EU205.

Theo Điều 28, Điều 265 Luật TTDS 2012 Trung Quốc, trong trường hợp bị đơn không cư trú tại Trung Quốc, TA Trung Quốc vẫn có thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ngoài HĐ nếu tranh chấp đó có sự kết nối với lãnh thổ của Trung Quốc, cụ thể là quan hệ đó phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc206. Như vậy, nguyên đơn có thể lựa chọn khởi kiện tại TA nơi hành vi vi phạm diễn ra, TA nơi thiệt hại xảy ra hoặc TA nơi cư trú của bị đơn. Ngoài ra, trong một số tranh chấp ngoài HĐ đặc biệt, TA một số nơi khác cũng có thể có thẩm quyền. Ví dụ như tranh chấp liên quan đến quyền tác giả trong lĩnh vực hệ thống mạng, theo Văn bản về ý kiến của TANDTC liên

Andrew Dickinson & Eva Lein (ed.) (2016), The Brussels I Regulation Recast, Oxford University Press, tr.162. Michael Bogdan (2006), sđd, tr.51.

Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), “Comparative study of “Residual Jurisdiction” in Civil and Commercial Disputes in the EU National Report for Germany”, tr.7-8.

Nguồn: http://ec.europa.eu/civiljustice/news/docs/study_resid_jurisd_germany_en.pdf (truy cập ngày 26/4/2016). Arnaud Nuyts, “Comparative study of “Residual Jurisdiction” in Civil and Commercial Disputes in the EU National Report for Belgium”, tr.7.

Nguồn: http://ec.europa.eu/civiljustice/news/docs/study_resid_jurisd_belgium_en.pdf (truy cập ngày 26/3/2017). Điều khoản này được quy định như sau: Tranh chấp về hợp đồng hoặc tranh chấp khác về tài sản, nếu hợp đồng được ký hoặc được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, hoặc đối tượng của quan hệ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc hoặc bị đơn có tài sản trong phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc hoặc bị đơn có văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại diện KD trong lãnh thổ Trung Quốc, TAND nơi hợp đồng được ký kết hoặc thực hiện, hoặc nơi có tài sản tranh chấp, hoặc nơi có tài sản của bị đơn, hoặc nơi hành vi xâm phạm diễn ra hoặc nơi có văn phòng đại diện, chi nhánh, đại diện KD toạ lạc sẽ có thẩm quyền. Trong trường hợp nơi hợp đồng được ký và nơi thực hiện hợp đồng là khác nhau, nguyên đơn sẽ được quyền lựa chọn TA tại một trong các nơi đó để khởi kiện (Điều 35) hoặc TA nơi bị đơn cư trú (Điều 23 của Luật TTDS 1991). Xem thêm: Mo Zhang (2002),

International Civil Litigation in China: A Practical Analysis of the Chinese Judicial System, 25 B.C. Int'l & Comp. L. Rev. 59. Nguồn: http://lawdigitalcommons.bc.edu/iclr/vol25/iss1/3 (truy cập ngày 10/7/2017).

quan đến việc giải thích các vấn đề về áp dụng luật trong các vụ án về quyền tác giả trong hệ thống mạng năm 2000, TANDTC cho rằng việc xác định thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn, nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi thiệt hại xảy ra thường rất khó để xác định, do đó, TANDTC cho rằng, với các tranh chấp này, TA nơi đặt các thiết bị mạng là TA có thẩm quyền sẽ là hợp lý nhất: Đó là TA nơi đặt máy chủ hoặc trạm đầu cuối mạng (netwwork terminal). Các điều luật trên cũng không đưa ra giới hạn nào về thẩm quyền của các TA Trung Quốc, miễn là có sự tồn tại mối liên hệ giữa hành vi hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ với lãnh thổ Trung Quốc thì TA Trung Quốc có thẩm quyền.

Tại Hoa Kỳ, vấn đề thẩm quyền vẫn chủ yếu được xác định dựa trên nguyên tắc in personam jurisdiction cũng như học thuyết forum non conveniens nhằm xác định đính tính thuận tiện TA trong quá trình thụ lý. Các tiêu chí nơi thực hiện hành vi vi phạm, nơi thiệt hại xảy ra thường là những tiêu chí được xác định có tính kết nối chặt chẽ hơn với yếu tố lãnh thổ Hoa Kỳ so với nơi mà các bên mang quốc tịch, nơi cư trú hay nơi có tài sản. Có rất nhiều đề xuất về việc xây dựng một số nguyên tắc riêng cho việc xác định thẩm quyền của TA án về các tranh chấp đặc thù này dưới hình thức của một tuyên bố cụ thể bởi TA hoặc một Restatement như The Second Restatement trong lĩnh vực XĐPL. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, những kiến nghị đó vẫn chưa được tiếp thu207. Do đó, Bộ pháp điển pháp luật Hoa Kỳ208 chỉ quy định một cách chung nhất rằng TA Quận của Hoa Kỳ sẽ có thẩm quyền đối với các tranh chấp bồi thường thiệt ngoài HĐ nếu nó được thực hiện bởi người nước ngoài khi vi phạm các quy định của luật quốc gia hoặc hiệp định mà Hoa Kỳ là thành viên209.

Pháp luật Singapore lại có quy định cụ thể hơn: Theo Lệnh số 11, Quy tắc 1 (f) của Quy tắc TA, đối với các tranh chấp về BTTH ngoài HĐ nội địa sẽ dựa trên nguyên tắc nơi thực hiện hành vi vi phạm hoặc nơi thiệt hại xảy ra để xác định thẩm quyền của TA. Những tiêu chí này sẽ là căn cứ quan trọng để TA Singapore xem xét về tính hợp lý cho việc thụ lý đối với các tranh chấp ngoài HĐ có YTNN210.

Như vậy, qua nghiên cứu pháp luật một số nước NCS cho rằng hầu như pháp luật đều không chỉ dựa trên tiêu chí nơi hành vi vi phạm xảy ra mà áp dụng cả tiêu chí nơi thiệt hại xảy ra để làm căn cứ xác định thẩm quyền của TA quốc gia đối với các tranh

207

Christopher A. Whytock (2016), “Symposium on the third restatement of conflict of laws toward a new dialogue between conflict of laws and international law”, tr.1-5. Nguồn:

https://www.asil.org/sites/default/files/Whytock%2C%20Toward%20a%20New%20Dialogue%20Between%20C onflict%20of%20Laws%20and%20International%20Law%20%281%29.pdf (truy cập ngày 30/3/2017).

Tên tiếng Anh: US Code. Nguồn: https://law.justia.com/codes/us/2016/ (truy cập ngày 09/5/2018). Nội dung này được quy định tại Alien’s Action for Tort, 28 U.S.C. § 1350 (2004).

Xem thêm:Yeo, Tiong Min (1995), “Jurisdiction Issues in International Tort Litigation: A Singapore View”,

chấp KDTM có YTNN phát sinh ngoài HĐ.

Đối với VN, như đã trình bày ở trên, các căn cứ quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 tương đối khá rộng, chưa mang tính cụ thể, phần nhiều sẽ dựa vào sự suy luận của thẩm phán để xác định thẩm quyền. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc xác định thẩm quyền của TAVN đối với những tranh chấp mang tính phức tạp như tranh chấp ngoài HĐ trong lĩnh vực Internet, SHTT… Ví dụ: Tranh chấp liên quan đến hành động phát tán chương trình Táo Quân 2014 và Gala Cười 2014 trên các trang mạng xã hội, trong đó có YouTube vào tháng 02/2014. Theo đó, đơn vị nắm giữ bản quyền của hai chương trình này là Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC) đã ra thông cáo cho rằng thiệt hại xảy ra là không nhỏ từ hành vi phát tán trên và CNC dự định lập hồ sơ để khởi kiện các đơn vị, cá nhân vi phạm, trong đó có Công ty POPs VN, là đối tác về bản quyền của YouTube tại VN. Tuy nhiên, ngay sau đó, phía Youtube từ Hoa Kỳ đã cho gỡ toàn bộ các chương trình này và vụ việc kết thúc tại đây211. Giả sử trong trường hợp trên, CNC khởi kiện POPs VN và YouTube Hoa Kỳ ra TA, vậy liệu rằng TA VN có thẩm quyền hay không? Để trả lời câu hỏi này cần phân tích hai vấn đề:

Thứ nhất, về việc xác định tư cách bị đơn, nếu có đủ chứng cứ chứng minh POPs có trách nhiệm kiểm soát vấn đề bản quyền đối với các tác phẩm được đưa lên YouTube tại VN và POPs có liên quan trong việc đưa hai tác phẩm trên lên YouTube thì có thể khởi kiện POPs. Tuy nhiên, POPs chỉ là đối tác cung cấp những nội dung có bản quyền cho YouTube và chia sẻ doanh thu quảng cáo cho các đối tác tại VN, không phải là đơn vị chịu trách nhiệm rà soát nội dung và cho phép đăng tải các bài viết thay cho YouTube Hoa Kỳ tại VN. Chính vì thế, CNC khó có thể khởi kiện POPs VN với tư cách là bị đơn mà bị đơn bị khởi kiện trong trường hợp này phải là YouTube Hoa Kỳ.

Thứ hai, về căn cứ pháp lý để xác định thẩm quyền của TA VN. Vì YouTube (Hoa Kỳ) không có cơ quan quản lý, chi nhánh hay văn phòng đại diện tại VN nên không thể bị khởi kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 410 BLTTDS 2004. Do đó, chỉ có thể dựa vào tiêu chí về sự kiện pháp lý, được quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều

Cụ thể, Điều khoản này quy định “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật VN hoặc xảy ra trên lãnh thổ VN, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”. Từ các tình tiết liên quan đến tranh chấp, có thể nhận thấy, vấn đề quan trọng để xác định TA VN có thẩm quyền hay không là phải xác định được căn cứ làm phát sinh quan hệ

Xem nội dung vụ việc tại: Yến Anh (2014), CNC đòi YouTube bồi thường. Nguồn: website Báo Người Lao động

http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/cnc-doi-youtube-boi-thuong-20140211233021944.htm (đăng ngày 12/2/2014, truy cập ngày 31/3/2017); Vũ Viết Tuân (2014), Kiện YouTube vi phạm bản quyền "Táo quân 2014". Nguồn: website báo Tuổi trẻ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140211/kien-youtube-vi-pham-ban-quyen-tao- quan-2014/593162.html

này xảy ra ở đâu. Tuy nhiên, với quy định chung chung như trên, thật khó để xác định. Có thể căn cứ để xác lập quan hệ bồi thường ngoài HĐ trên xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ, vì host của YouTube được đặt tại Hoa Kỳ, hành vi kiểm duyệt để đăng hai chương

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 99 - 108)