Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam đối với các tranh chấp ngoà

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 108 - 113)

đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài

Tương tự như đối với HĐ KDTM có YTNN, các tranh chấp ngoài HĐ trong lĩnh vực này sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA VN trong trường hợp các bên tranh chấp có thoả thuận lựa chọn TA VN.

Như đã đề cập ở trên, quyền thoả thuận lựa chọn TA của các bên tranh chấp đã được thừa nhận một cách gián tiếp tại điểm c khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, điều khoản này lại không nêu rõ có hay không việc giới hạn loại tranh chấp được quyền thoả thuận lựa chọn TA. Điều này khác với các quy định tại khoản 1 Điều 339 BLHH 2015, theo đó, quy định về quyền thoả thuận lựa chọn TA cho phép các bên được phép thoả thuận lựa chọn TA nước ngoài để GQTC chỉ trong trường hợp là HĐ, bao gồm HĐ vận chuyển hàng hoá, HĐ thuê tàu biển có ít nhất một trong các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quyền thỏa thuận lựa chọn TA được quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật đầu tư 2014 (sửa đổi bổ sung năm 2016) quy định, theo đó “Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư KD trên lãnh thổ VN được giải quyết thông qua Trọng tài VN hoặc TA VN, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo HĐ hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là thành viên có quy định khác”. Như vậy, cơ sở để xem xét thẩm quyền của TA VN dựa trên sự thoả thuận có thể được xác định theo HĐ, tức là tranh chấp trong lĩnh vực HĐ và theo ĐƯQT mà VN là thành viên. Rà soát các ĐƯQT liên quan đến lĩnh vực đầu tư, NCS chưa thấy có bất kỳ ĐƯQT nào quy định về vấn đề thoả thuận lựa chọn TA cho các tranh chấp phát sinh ngoài HĐ. Do đó, có thể khẳng định, thẩm quyền của TA dựa trên sự thoả thuận lựa chọn của các bên trong lĩnh vực đầu tư chỉ được chấp nhận đối với các tranh chấp HĐ, còn với các tranh chấp ngoài HĐ thì chưa quy định.

Như vậy, với cách quy định của BLTTDS 2015, có thể hiểu rằng quyền tự định đoạt của các bên trong việc lựa chọn TA để GQTC được chấp nhận cho cả tranh chấp HĐ lẫn các tranh chấp ngoài HĐ trong lĩnh vực KDTM có YTNN. Pháp luật, thực tiễn của EU và các quốc gia khác cũng quy định tương tự. Cụ thể:

Nghị định Brussels I Recast, Công ước Brussels 1968, Nghị định Brussels I không quy định cụ thể vấn đề thoả thuận lựa chọn TA được áp dụng cho tranh chấp ngoài HĐ. Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 25 của Nghị định này quy định, thoả thuận lựa chọn TA sẽ áp dụng cho “bất kỳ tranh chấp nào”, điều đó có nghĩa rằng nó sẽ có thể được mở rộng cho tất cả các tranh chấp, bao gồm tranh chấp HĐ và ngoài HĐ220.

Tương tự, Điều 6 Luật TPQT 2004 của Bỉ quy định, thoả thuận lựa chọn TA Bỉ sẽ được chấp nhận cho các tranh chấp mà theo luật nội địa của Bỉ cho phép thoả thuận lựa chọn TA để GQTC. Theo BLTTDS Bỉ, quyền thoả thuận lựa chọn TA được áp dụng cho mọi tranh chấp từ HĐ và ngoài HĐ.

Tại Hoa Kỳ, thoả thuận lựa chọn TA cũng được chấp nhận đối với tranh chấp ngoài HĐ miễn là sự thoả thuận đó đáp ứng được tính hợp lý để không bị loại trừ thẩm quyền theo học thuyết forum non conveniens.

Tuy nhiên, Công ước Hague 2005 và pháp luật một số quốc gia đưa ra những giới hạn nhất định về quyền thoả thuận lựa chọn TA trong GQTC KDTM có YTNN phát sịnh ngoài HĐ. Cụ thể: Công ước Hague 2005 quy định rằng, quyền thoả thuận lựa chọn TA sẽ bị loại trừ trong một số trường hợp đặc biệt như tranh chấp BTTH ngoài HĐ liên quan đến thiệt hại tài sản hữu hình và quan hệ đó không phát sinh từ quan hệ HĐ, hoặc tranh chấp liên quan đến hành vi vi phạm quyền SHTT và cũng không phát sinh từ quan hệ HĐ221. Như vậy, theo Công ước, tranh chấp ngoài HĐ nhưng có liên quan đến HĐ giữa các bên trước đó thì vẫn chấp nhận quyền thoả thuận này. Điều này sẽ có giá trị ràng buộc trong các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể đến từ các quốc gia thành viên của Công ước với nhau222. Hoặc Điều 9 của Đạo luật về Thoả thuận lựa chọn TA 2016 của Singapore cũng có cách quy định tương tự: Cho phép thoả thuận lựa chọn TA nhằm GQTC ngoài HĐ nhưng loại trừ một số trường hợp đặc biệt.

220

Zheng Sophia Tang (2014), Jurisdiction and Arbitration Agreement in International Commercial Law, Toutledge, London & NewYork, tr.61; Knight C.J.S (2008), “The Damage of Damages: Agreements on Jurisdiction and Choice of Law”, Journal of Private International Law, số 4, tr.510; Petr Bříza (2009), “Choice-of-Court Agreements: Could the Hague Choice of Court Agreements Convention and the Reform of the Brussels I Regulation be the Way out of the Gasser–Owusu Disillusion?”, Journal of Private International Law, số 5:3, tr.552. Rita Matulionytė (2013), “Calling for Party Autonomy in Intellectual Property Infringement Cases”, Journal of Private International Law, vol.9, no.1, tr.84.

Xem điểm k, khoản 2 Điều 2 Công ước Hague 2005; Xem thêm: Paul Beaumont (2009), “Hague Choice of Court Agreements Convention 2005: Background, Negotiations, nalysis and Current Status”, Journal of Private

Hiện nay Công ước có 31 thành viên, bao gồm 28 quốc gia thành viên EU, Mexico, Singapore và bản thân tổ chức EU cũng là thành viên. Hai quốc gia đã ký nhưng chưa tiến hành thủ tục thông qua là Ukraina và Hoa Kỳ. Nguồn:

Pháp luật Trung Quốc, tại Điều 34 Luật TTDS 2012, cho phép các bên tranh chấp HĐ và các tranh chấp khác về tài sản được quyền thoả thuận lựa chọn TA, trong khi các lĩnh vực khác thì không tìm thấy bất kỳ quy định nào có liên quan. Điều đó có nghĩa là quyền thoả thuận chỉ được chấp nhận trong các tranh chấp HĐ và tranh chấp về tài sản223. Tuy nhiên, thực tiễn TA Trung Quốc lại theo hướng cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọn TA đối với tranh chấp về BTTH ngoài HĐ gắn với HĐ trước đó giữa các bên và sẽ là căn cứ để TA không được lựa chọn phải từ chối thẩm quyền224. Điều này phần nào đã làm hạn chế quyền tự định đoạt giữa các bên trong việc lựa chọn cơ quan GQTC là TA.

Nhận xét và kiến nghị

Từ những phân tích ở trên, NCS cho rằng việc thừa nhận quyền thoả thận lựa chọn TA cho tất cả các tranh chấp ngoài HĐ là cần thiết, nhằm đảm bảo việc tôn trọng quyền tự định đoạt giữa các bên trong tranh chấp HĐ KDTM có YTNN tại VN. Mặc dù các tranh chấp ngoài HĐ không dựa trên sự điều chỉnh mang tính tự nguyện, tự do thoả thuận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên như đối với HĐ. Trách nhiệm ngoài HĐ lại phát sinh dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, tuỳ thuộc vào đặc thù của các điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia cụ thể. Hơn nữa, chế định BTTH ngoài HĐ hay các chế định điều chỉnh về quan hệ ngoài HĐ khác được xây dựng dựa trên ý chí của Nhà nước với mong muốn không chỉ bảo vệ trực tiếp những lợi ích về tài sản, tính mạng, danh sự, nhân phẩm… của các chủ thể trong xã hội khi có hành vi xâm phạm, mà sâu xa hơn đó là bảo vệ các lợi ích xã hội, lợi ích công cộng để hướng đến sự ổn định xã hội225. Tuy nhiên, vì là quan hệ ngoài hợp đồng trong lĩnh vực KDTM có YTNN, đề cao quyền tự do, quyền tự định đoạt giữa các bên, nên nếu giữa các bên có sự đồng thuận về việc lựa chọn cơ quan GQTC là TA VN thì không có lý do gì để cản trở quyền thỏa thuận đó, miễn là sự thỏa thuận đáp ứng được những yêu cầu của một thỏa thuận hợp pháp như trường hợp thỏa thuận lựa chọn TA để GQTC đối với HĐ.

Kết luận chƣơng 3

Thẩm quyền của TA VN đối với các tranh chấp KDTM có YTNN được xác định theo các quy định của của BLTTDS 2015 trên cơ sở của các quy định về thẩm quyền chung tại Điều 469 và thẩm quyền riêng biệt tại Điều 470 và một số luật chuyên ngành khác.

Tuy nhiên, cách thức quy định mang tính liệt kê, dựa trên ba tiêu chí xác định

Sẽ bị giới hạn về nơi được lựa chọn theo quy định của Điều 265 Luật TTDS 2012 của Trung Quốc.

Zheng Sophia Tang (2014), Jurisdiction and Arbitration Agreement in International Commercial Law, Toutledge, London & NewYork, tr.61; Zheng Sophia Tang, Yongping Xiao & Zhengxin Huo (2016), Conflict of

Laws in the People’s Republic of China, Edward Elgar, UK & US, tr.101.

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.462.

YTNN là chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng của tranh chấp chưa mang tính khoa học và phù hợp với cách quy định về thẩm quyền của TAVN đối với các tranh chấp không có YTNN tại Chương III BLTTDS 2015, cũng như thông lệ chung của EU và một số nước nghiên cứu. Các tiêu chí được áp dụng để xác định thẩm quyền của TA mặc dù đã giải quyết được phần lớn những bất cập trước đó, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như: Vẫn còn có sự không rõ ràng về nội dung; thiếu tính chắc chắn và chưa hợp lý trong các quy định; không đảm bảo được sự cân bằng giữa quyền tự định đoạt giữa các bên tranh chấp, quyền được đảm bảo sự thuận tiện và những lợi ích nhất định sẽ đạt được khi tham gia vào tố tụng tại TA và việc thực hiện quyền tài phán, thực thi chủ quyền quốc gia của VN. Có những quy định đề cao quá mức quyền tự định đoạt giữa các bên tranh chấp như việc không quy định về điều kiện có hiệu lực của thoả thuận lựa chọn TA, hoặc thậm chí có những quy định mở rộng thẩm quyền cho TAVN một cách không cần thiết, như quy định về thẩm quyền riêng biệt cho TAVN nếu được các bên thoả thuận lựa chọn…

Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong quá trình thực thi các quy định của BLTTDS 2015 cũng như có khả năng dẫn đến những tranh luận liên quan đến vấn đề giải thích và hiểu về nội dung của các quy định này. Ví dụ như vấn đề xác định nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài của bị đơn; các điều kiện có hiệu lực của thoả thuận lựa chọn TA; căn cứ phát sinh thẩm quyền riêng biệt dựa trên thoả thuận lựa chọn TAVN của các bên tranh chấp; quyền thoả thuận lựa chọn TA trong các tranh chấp ngoài HĐ… Vì vậy, trong Chương 3 này, dựa trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật có liên quan cũng như thực tiễn xét xử của EU và một số nước nghiên cứu, Luận án đã phân tích thực trạng, thực tiễn áp dụng, chỉ ra những khó khăn và bất cập của pháp luật VN và đề xuất các kiến nghị cụ thể về sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan trong pháp luật VN. Cụ thể:

Bỏ căn cứ “làm ăn, sinh sống lâu dài” tại điểm a, khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, tức là chỉ còn giữ lại căn cứ “cư trú lâu dài”, bao gồm thường trú và tạm trú lâu dài.

Bổ sung quy định về giá trị ngang bằng của tài sản của bị đơn với giá trị tranh chấp.

Cần có quy định mang tính chuyên biệt về lĩnh vực tranh chấp đặc thù là HĐ và tranh chấp ngoài HĐ nhằm tạo ra tính pháp lý chắc chắn cho điều khoản điều chỉnh về vấn đề này.

Ghi nhận vào BLTTDS một điều khoản cụ thể về việc thừa nhận quyền thỏa thuận lựa chọn TA của các bên tranh chấp, bao gồm cả các tranh chấp HĐ lẫn các tranh chấp

ngoài HĐ.

Quy định chi tiết hơn về vấn đề thỏa thuận lựa chọn TA như phạm vi của quyền thỏa thuận, điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn TA...

Bổ sung quy định về thẩm quyền riêng biệt của TA VN đối với cả trường hợp liên quan đến HĐ thuê BĐS có YTNN với sự giới hạn tương tự như cách làm của EU.

Cần phải có hướng dẫn cụ thể về phạm vi thẩm quyền của TA VN đối với các tranh chấp này theo hướng giới hạn việc GQTC chỉ đối với các thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ VN nếu căn cứ xác định thẩm quyền dựa trên tiêu chí nơi thiệt hại xảy ra; nếu thẩm quyền của TA VN được xác định dựa trên tiêu chí nơi thực hiện hành vi gây hại thì phạm vi thẩm quyền sẽ bao gồm toàn bộ thiệt hại đã xảy ra hoặc có thể xảy ra mà không cần biết thiệt hại đó xảy ra tại đâu...

Chƣơng 4

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI

TOÀ ÁN VIỆT NAM

4.1. Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 108 - 113)