Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận, quyền và lợi ích chính đáng của các bên

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 63 - 64)

luật áp dụng102.

2.2.3. Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận, quyền và lợi ích chính đáng của các bêntranh chấp tranh chấp

Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự tại các nước, trong đó có VN nhằm đề cao quyền tự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên trong việc giải quyết các quan hệ dân sự và vụ việc dân sự. Trong hoạt động GQTC KDTM có YTNN tại TA VN cũng như của EU và một số nước nghiên cứu, nguyên tắc này lại càng được đề cao vì tính “thương mại” và “kinh doanh” của các tranh chấp. Nguyên tắc này cho phép các bên được quyền tự thỏa thuận về thẩm quyền của TA có thẩm quyền cũng như pháp luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp đó. Trong pháp luật VN, nội dung nguyên tắc này được thể hiện rõ trong các quy định có liên quan đến vấn đề thỏa thuận lựa chọn tòa án tại khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015; khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 339 BLHH 2015; khoản 4 Điều 14 LĐT 2014 hoặc các quy định có liên quan đến vấn đề tôn trọng quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng tại Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015; khoản 2 Điều 5 LTM 2005; khoản 2 Điều 5 BLHH 2015…

Tuy nhiên, việc tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận, quyền và lợi ích chính đáng của các bên phải đặt trong sự cân bằng với nguyên tắc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Do đó, pháp luật VN cũng như EU và một số nước nghiên cứu đều có quy định liên quan đến việc giới hạn quyền tự thỏa thuận này nhằm cân bằng với việc thực thi quyền tài phán và chủ quyền của quốc gia. Nội dung của sự giới hạn tùy thuộc vào từng loại tranh chấp cụ thể. Ví dụ, có quốc gia chấp nhận quyền thỏa thuận lựa chọn TA cho các

Vì từ thời điểm năm 2008, khi Luật Tương trợ tư pháp có hiệu lực, các Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa VN và các nước chỉ đề cập đến các vấn đề tương trợ tư pháp là chủ yếu, bên cạnh vấn đề công nhận và cho thi hành các phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài.

Nguyễn Khánh Ngọc và một số tác giả (2015), Báo cáo tóm tắt đề tài: Cơ sở Lý luận và Thực tiễn xây dựng Luật Tư pháp Quốc tế, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, năm 2015, tr.42.

tranh chấp ngoài HĐ ví dụ như EU, Bỉ… song một số quốc gia lại không chấp nhận quyền thỏa thuận này, ví dụ như Trung Quốc103. Riêng với VN, quy định cụ thể về nguyên tắc này cũng như sự giới hạn của nó sẽ được phân tích tại Chương 3 và Chương 4 của Luận án.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 63 - 64)