Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp kinh doanh, thƣơng

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 98 - 99)

có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh ngoài hợp đồng

Theo quy định của BLDS 2015, tranh chấp phát sinh ngoài HĐ trong lĩnh vực KDTM có YTNN có thể bao gồm các tranh chấp liên quan đến BTTH ngoài HĐ; tranh chấp liên quan đến việc thực hiện công việc không có uỷ quyền; tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và tranh chấp về vấn đề hứa thưởng, thi có giải. Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015, các tranh chấp ngoài HĐ trong KDTM có YTNN bao gồm: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM có YTNN giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký KD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp về quyền SHTT có YTNN giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Các tranh chấp khác về KDTM có YTNN. Ngoài ra, tranh chấp loại này còn có thể xuất một dạng tranh chấp phức tạp gắn với quan hệ HĐ, còn được gọi là tranh chấp BTTH ngoài HĐ gắn với HĐ. Theo đó, mặc dù việc thực hiện HĐ là quá trình thực hiện nghĩa vụ mà các bên đã cam kết và khi

bị đơn vi phạm các nghĩa vụ này, tức là sự vi phạm đó chỉ liên quan đến lợi ích giữa các bên trong HĐ thì đây là tranh chấp từ HĐ. Nhưng nếu việc vi phạm nghĩa vụ của bị đơn không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích đã cam kết giữa các bên với nhau mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba không dựa trên HĐ, các lợi ích xã hội hoặc lợi ích công cộng mà Nhà nước muốn bảo vệ thì nó trở thành tranh chấp ngoài HĐ. Tranh chấp ngoài HĐ này có đặc điểm là sự xuất hiện của nó gắn với việc thực hiện HĐ đã ký trước đó. Đối với những tranh chấp này, vấn đề thẩm quyền được pháp luật các nước giải quyết như đối với tranh chấp từ HĐ195 hoặc cho phép nguyên đơn được quyền lựa chọn TA196.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, trách nhiệm ngoài HĐ phát sinh dựa trên hành vi phạm pháp luật197, do đó, TPQT EU và một số nước nghiên cứu thường quy định một điều khoản độc lập để điều chỉnh về việc xác định thẩm quyền của TA cho các loại tranh chấp này và thường sử dụng các tiêu chí nơi xảy ra sự kiện pháp lý do hành vi vi

phạm thực hiện hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi vi phạm đó để làm căn cứ cho việc xác định thẩm quyền của TA quốc gia198.

Trong lĩnh vực này, không có quy định đặc thù riêng điều chỉnh về vấn đề xác định thẩm quyền của TAVN, do đó, việc xác định thẩm quyền cũng dựa trên các quy định về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt tại Điều 469 và 470 BLTTDS 2015.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w