Nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 62 - 63)

Nguyên tắc này được thể hiện thông qua quy định về nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (tại Điều 26) và mối tương quan giữa pháp luật trong nước với việc tôn trọng các ĐƯQT tại Điều 27 Công ước Viên về Luật ĐƯQT 196999. Theo đó, mỗi quốc gia thành viên của các ĐƯQT nói chung và các ĐƯQT quy định về xác định thẩm quyền của TA và pháp luật áp dụng cho việc GQTC KDTM có YTNN nói riêng phải có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, thiện chí và đầy đủ các cam kết quốc tế của mình. Các quốc gia thành viên không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước như là nguyên nhân để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình100. Nội dung này cũng được thể hiện rõ tại khoản 4 Điểu 3 và khoản 1 Điều 6 của Luật ĐƯQT 2016 của Việt Nam. Quy định cụ thể hơn về vấn đề này được thể hiện tại khoản 3 Điều BLTTDS 2015 “trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”;

Điều 665 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng; Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối

Quy phạm xung đột một chiều là quy phạm pháp luật chỉ ra trong một trường hợp cụ thể pháp luật của nước nào cần được áp dụng. Nguồn: Trường Đại học luật Tp.HCM (2015), Giáo trình Tư pháp quốc tế - Phần chung, NXB Hồng Đức, tr.122.

Trường Đại học luật Tp.HCM (2015), Giáo trình Tư pháp quốc tế - Phần chung, NXB Hồng Đức, tr.162. Có hiệu lực ngày 27/01/1980 và Việt Nam tham gia vào ngày 10/10/2001.

với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”; khoản 1 Điều 5 LTM 2005 quy định “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”…

Các ĐƯQT mà VN là thành viên có điều chỉnh về vấn đề xác định thẩm quyền của TA và pháp luật áp dụng cho việc GQTC KDTM có YTNN chủ yếu thể hiện trong các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại giữa Việt Nam và các nước được ký kết trước năm 2008101. Các Hiệp định thương mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư… giữa Việt Nam và các nước chủ yếu đề cập đến các vấn đề xác

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 62 - 63)