Đối với các bên tranh chấp

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 65 - 67)

Với các bên tranh chấp, việc tranh tụng tại TA VN đặt ra yêu cầu cho các DN VN phải có sự am hiểu, có sự chia sẻ với đối tác là bên tranh chấp nước ngoài để có cùng quan điểm về GQTC phát sinh. Yêu cầu này sẽ giúp các thương nhân, DNVN học hỏi được kinh nghiệm, kỹ năng từ chính đối tác của mình. Việc GQTC thành công mà bên VN thắng kiện sẽ giúp cho DNVN tự tin hơn trong quá trình đàm phán các HĐ tiếp theo.

Ngoài ra, việc GQTC KDTM có YTNN tại TA VN sẽ đặt ra yêu cầu các bên tranh chấp nước ngoài phải có khả năng tranh tụng bằng tiếng Việt của TA. Điều này góp phần thúc đẩy sự nỗ lực của các DN nước ngoài trong việc nghiên cứu tiếng Việt, từ đó giúp họ tìm hiểu về phong tục, tập quán và pháp luật VN.

Kết luận chƣơng 2

Tranh chấp KDTM có YTNN là loại hình tranh chấp đặc thù với nhiều đặc điểm khác với tranh chấp KDTM không có YTNN. Để giải quyết thành công tranh chấp KDTM có YTNN cần phải làm rõ khái niệm, đặc điểm và nội dung của loại hình tranh chấp này.

Chương 2 của Luận án đã phân tích để làm rõ khái niệm tranh chấp KDTM có YTNN dựa trên việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn của EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc và

Một bản án muốn trở thành án lệ phải thoả mãn được các điều kiện về tiêu chí và quy trình lựa chọn theo Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của HĐTP TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Singapore. Luận án cũng nhấn mạnh vai trò của việc giải quyết đối với TMQT, đối với TA và đối với các bên tranh chấp sau khi phân tích và làm rõ 02 đặc điểm nổi bật của việc GQTC KDTM có YTNN bằng TA là xác định thẩm quyền của TA quốc gia và xác định pháp luật áp dụng. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa đây là phương thức giải quyết truyền thống, quan trọng trong việc GQTC KDTM phát sinh từ HĐ và ngoài HĐ.

Từ đó, NCS cũng đã xác định được các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định thẩm quyền và pháp luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp, làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị, giải pháp mang tính phù hợp cho Chương 3 và Chương 4.

Chƣơng 3

THẨM QUYỀN CỦA TÕA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

3.1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh từ hợp đồng

Thẩm quyền của TA VN, theo BLTTDS 2015, được phân chia thành hai loại thẩm quyền: thẩm quyền chung (Điều 469) và thẩm quyền riêng biệt (Điều 470). Như đã đề cập tại Chương 2, dưới góc độ của TPQT, thẩm quyền chung của TA VN có thể mang tính “trùng lặp” với thẩm quyền của TA một quốc gia khác khi tiến hành GQTC DS có YTNN. Trường hợp có sự “trùng lặp” thẩm quyền thì việc xác định thẩm quyền giải quyết phụ thuộc vào việc nộp đơn của đương sự và các mối liên hệ của vụ việc đối với lãnh thổ hay luật áp dụng cho vụ việc đó105. Trong khi đó, thẩm quyền riêng biệt của TA VN là thẩm quyền đối với các tranh chấp chỉ thuộc về TA của VN, không một TA của nước ngoài nào được giải quyết. Trong trường hợp này, nếu việc khởi kiện được tiến hành tại TA nước ngoài thì các phán quyết được tuyên bởi TA nước ngoài đó sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w