Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 32 - 33)

Thứ nhất: Tranh chấp KDTM có YTNN là loại hình tranh chấp đặc biệt. Sự đặc biệt này thể hiện ở chỗ tranh chấp KDTM là những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể KDTM ở phạm vi quốc tế. Họ là các thương nhân ở các nước khác nhau tiến hành các hoạt động KDTM với nhau và từ đây, vấn đề chủ quyền quốc gia và các vấn đề tự do TM có sự giao thoa nhưng cũng có những điểm tới hạn. Đây chính là điểm đặc biệt ảnh hưởng đến việc GQTC tại TA nói chung và tại TA VN nói riêng. Nói một cách khác, vấn đề chủ quyền QG, vấn để về thẩm quyền của TA với vai trò là bộ máy tư pháp của Nhà nước sẽ được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật như thế nào để một mặt vừa bảo đảm vai trò của TAQG vừa tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi để các thương nhân VN có thể tự do KDTM ở phạm vi quốc tế và cũng là để các TAVN có thể được các bên tranh chấp (VN và nước ngoài) dễ dàng thỏa thuận lựa chọn làm cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh.

Dưới tác động của tiến trình VN đang mở cửa toàn diện và sâu rộng về kinh tế, Luận án sẽ phải làm rõ điểm tới hạn tối thiểu trong các quy định của PL để TAVN đảm bảo sự cân bằng giữa việc tôn trọng quyền tự do của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, của bị đơn và vấn đề thực thi chủ quyền quốc gia. Điểm tới hạn tối thiệu này chính là cho phép các bên có quyền lựa chọn TA (kể cả TAVN và TA nước ngoài) để giải quyết tranh chấp KDTM có YTNN và điều này sẽ đặt các TAVN vào điều kiện phải tự hoàn thiện về mọi mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.

Thứ hai: Khác với các tranh chấp DS có YTNN, tranh chấp KDTM có YTNN có đặc điểm riêng liên quan đến mục đích sinh lợi của các chủ thể. Vì vậy, để giải quyết hiệu quả các tranh chấp này, pháp luật cần cho phép các bên tranh chấp (trong HĐ và ngoài HĐ) không chỉ được quyền tự do lựa chọn TA mà còn được tự do lựa chọn pháp luật áp dụng để GQTC phát sinh. Giả thuyết này sẽ tạo sự tự nguyện, từ phía các bên tranh chấp là các thương nhân, nhà đầu tư trong việc thi hành phán quyết của TA, kể cả đó là phán quyết của TA VN hay phán quyết của TA nước ngoài. Cũng từ giả thuyết này, đặt ra nghĩa vụ cho TAVN trong việc không chỉ tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên mà còn phải tự nâng cao kỹ năng, trình độ và sự hiểu biết về PL nước ngoài khi GQTC KDTM có YTNN. Điều này cũng đặt ra đối với Nhà nước là Nhà nước cần có cơ chế để TAVN thực thi được các yêu cầu đó.

Thứ ba: Để việc GQTC KDTM có YTNN tại TAVN trở nên nhanh chóng, thuận lợi và có hiệu quả, cần phải có một khung pháp luật phù hợp cho việc GQTC KDTM có YTNN. Theo đó, khung pháp luật này vừa đảm bảo tính đặc thù của pháp luật VN, vừa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu hội nhập quốc tế của VN.

Thứ tư: Kinh ghiệm GQTC KDTM có YTNN tại TA của 4 quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ được lựa chọn và được đề xuất tiếp thu nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định

có liên quan cho việc hoàn thiện pháp luật VN về việc xác định thẩm quyền của TA VN và xác định pháp luật áp dụng trong GQTC KDTM có YTNN phát sinh từ HĐ và ngoài HĐ.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-3 (Trang 32 - 33)