Củng cố các mối quan hệ, phát triển thị trường mới

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐỨC MẠNH (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Củng cố các mối quan hệ, phát triển thị trường mới

- Tăng cường mối quan hệ với hệ thống đại lý hiện tại, nâng cao sản lượng tiêu thụ của các đại lý, nhờ sự hỗ của các đại lý cũ để giới thiệu các đại lý mới. Tăng cường quan hệ với địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, tạo hành lang tốt khi phát triển thị trường mới.

- Phát triển thị trường trống tại các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Vĩnh Thuận của Tỉnh Kiên Giang, huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Long Phú của Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau.

3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tuyển dụng nhân sự: Tuyển dụng thêm nhân sự cho các vị trí còn thiếu, đặc biệt là nhân viên marketing phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị trường và thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá.

- Sắp xếp nhân sự phù hợp với từng vị trí: Tổ chức đánh giá cán bộ Công ty, từ đó cho thấy năng lực, sở trường của từng cán bộ trong Công ty. Căn cứ vào đó Công ty có sắp xếp công việc phù hợp với năng lực và sở trường của cán bộ.

- Đào tạo nhân viên: để phục vụ cho sự phát triển của Công ty và đáp ứng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, Công ty cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân viên.

- Chế độ đãi ngộ: Giữ được nhân viên, đặc biệt là các nhân viên có năng lực là nhiệm vụ quan trọng, tạo ra sự ổn định và phát triển của Công ty. Công ty cần

có các chính sách đãi ngộ phù hợp, trả lương theo năng lực và hiệu quả công việc. Ngoài lương cần có thù lao và thưởng cho các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tạo ra môi trường làm việc tốt, năng động, mọi nhân viên đều có thể đóng góp và có cơ hội thăng tiến tại Công ty.

3.3.4. Giải pháp về chính sách giá và hỗ trợ tín dụng

Chính sách giá hiện tại được đa số khách hàng hài lòng, nên trong thời gian tới cần phải duy trì. Bên cạnh đó cũng còn một số khách hàng chưa hài lòng, vì vậy Công ty cần phải tăng cường hơn nữa hỗ trợ giá cho đại lý. Công ty cần tiết kiệm chi phí trong quản lý, lưu kho, vận chuyển để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thường xuyên thông tin giá cả thị trường, tình hình thị trường cho đại lý để cùng nhau nắm được xu hướng của thị trường, giảm rủi ro cho đại lý khi có biến động giá giảm và tăng lợi nhuận khi có biến động tăng.

Công ty cũng cần chú trọng đến hỗ trợ tín dụng cho đại lý, theo khảo sát thì đa số khách hàng hài lòng với chính sách hỗ trợ tín dụng của Công ty. Tuy nhiên một số khách hàng vẫn chưa hài lòng, và với đặc tính của ngành nhiều nông dân mua hàng tiền nợ tại đại lý, vì vậy Công ty cũng cần có sự hỗ trợ tốt cho đại lý để giảm áp lực về tài chính cho đại lý.

3.3.5. Giải pháp về Tồn kho

Do đặc điểm ngành BVTV có tính thời vụ rất cao phụ thuộc vào mùa vụ cây trồng và diễn biến dịch hại. Để đảm bảo cung ứng tốt hàng hóa trên thị trường, Công ty thường phải chuẩn bị trữ hàng ngay từ đầu vụ, điều này cũng đã làm tăng chi phí tồn kho rất lớn cho Công ty. Để hạn chế được điều này Công ty cần làm tốt một số việc sau:

- Bộ phận kế hoạch và kinh doanh của Công ty cần đánh giá thị trường, xu hướng thị trường, khả năng tiêu thụ của sản phẩm để lên kế hoạch dự trữ lượng hàng một cách chính xác nhất, tránh trường hợp thiếu hàng khi vào mùa vụ hay dư quá nhiều hàng khi hết vụ. Khi vào vụ phải liên tục cập nhật tình hình thị trường, tiêu thụ của các chí nhánh để cân đối lượng nhập hàng. Nhập hàng nhiều ở đầu vụ, giảm dần khi vào giữa vụ và cuối vụ.

- Ngay từ thời điểm đầu vụ trong các cuộc hội thảo khách hàng của Công ty, cần xác định được lượng hàng dự kiến tiêu thụ của đại lý trong vụ. Công ty có các chính sách khuyến khích để đại lý đăng ký và nhận hàng theo đúng số lượng và thời gian cam kết. Từ đó Công ty có thể xác định được lượng hàng và thời gian giao hàng cụ thể, làm giảm thời gian tồn lưu hàng hóa tại kho Công ty.

- Đề nghị Công ty mẹ cho gửi hàng tại kho của xí nghiệp mà không tính thời gian tồn kho. Đề nghị Công ty mẹ hỗ trợ cho thời gian nhận hàng thời điểm đầu vụ, vì trước thời điểm vào vụ khoảng 1 tháng Công ty Cần Thơ đã phải chuẩn bị dự trữ một lượng hàng rất lớn, dẫn đến chi phí tồn kho cao.

3.3.6. Giải pháp về tài chính

Với đặc điểm của ngành, Công ty phải hỗ trợ tài chính cho đại lý, do đó áp lực về tài chính của Công ty là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần làm tốt một số việc sau:

- Đề nghị Công ty mẹ hỗ trợ thời gian nợ, đối với các sản phẩm nhóm thuốc cỏ là 60 ngày; nhóm thuốc bệnh, sâu, rầy là 30 ngày.

- Xây dựng chính sách giá, khuyến khích những đại lý có tiềm lực tài chính tốt mua hàng trả tiền ngay. Xây dựng hạn mức dư nợ phù hợp với từng nhóm đại lý để hạn chế rủi ro và tốn đọng tiền lớn ở đại lý.

- Làm việc với ngân hàng để tăng hạn mức vay. Tận dụng các mối quan hệ và bảo lãnh của Công ty mẹ đối với các ngân hàng BIDV, MB để vay vốn.

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐỨC MẠNH (Trang 73 - 75)