Tiêu chí đánh giá quản lý xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại VNPT vinaphone (Trang 37)

doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số cho nội bộ doanh nghiệp nhằm: Tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp; Quản trị hoạt động chăm sóc khách hàng, bán hàng một cách tốt hơn; Tăng cường chất lượng dịch vụ,...

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT

Đối với mồi doanh nghiệp, hiệu quả quản lý kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trung thực trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT. Đối với hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT, hiệu quả được đánh giá thông qua các tiêu chí như sau:

1.2.4.1. Tiêu chí đánh giá quản lý xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanhdịch vụ CNTT dịch vụ CNTT

Xây dựng chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT có được thực hiện các mục tiêu cơ bản thành công hay không. Đe quản lý kinh doanh tốt, không thể thiếu việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Các chiến lược kinh doanh không hề bất biến, sự thành công của nó sẽ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian. Chắc chắn thị trường sẽ liên tục xuất hiện những doanh nghiệp khác và thay đổi không ngừng khiến cho chiến lược của doanh nghiệp cũng phải trong tâm thế sẵn sàng thay đối để duy trì tính khả thi của mình. Một chiến lược kinh doanh thì không chỉ dừng ở mục đích chiếm được thị trường và khách hàng, mà còn phải có tính cạnh tranh, đánh bại và loại bỏ được đối thủ. Chính vì vậy, vai trò khác của chiến lược chính là đáp lại các chiến lược tấn công của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT

luôn chịu sự ảnh hưởng của các yêu tô bên ngoài và bên trong. Do đó, Chiên lược kinh doanh giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT định hướng cho hoạt động cùa mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả trong việc quản lý xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh dịch vụ CNTT như sau:

Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh có cụ thể, rõ ràng để các cán bộ các cấp hiểu và thực hiện hay không?

Thử hai: Chiến lược kinh doanh đã giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT nắm bắt được các cơ hội và nhận thức được đầy đủ khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp hay chưa?

Thử ba: Chiến lược kinh doanh có giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhân sự, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp chưa?

Thử tư: Chiến lược kinh doanh có tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh dịch vụ CNTT có tạo da được mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp .

Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT. Quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường và là công

cụ đầu tiên cho nhà quản lý kinh doanh.

1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá tổ chức thực hiện kình doanh dịch vụ CNTT

Tổ chức thực hiện triển khai quản lý kinh doanh là khâu quan trọng, nó

góp phân thực hiện các mục tiêu xác đinh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CNTT và biến các kế hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế bao gồm:

Hoạt động nghiên cứu thị trường có được thực hiện thường xuyên, kịp thời với kết quả chính xác không?

Hoạt động R&D của doanh nghiệp có tạo ra các sản phẩm dịch vụ CNTT được đánh giá tốt hay không?

Mức độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp, sản phấm CNTT của doanh nghiệp.

Hiệu quả tổ chức kênh bán hàng dịch vụ CNTT của doanh nghiệp

Tính phù hợp của quy trình cung cấp dịch vụ CNTT với doanh nghiệp, việc tuân thủ quy trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

1.2.4.3.77ểw chí đánh giá việc kiểm tra, giám sát kinh doanh dịch vụ CNTT của doanh nghiệp

Theo hiệp hội kế toán Mỹ, kiếm tra là quá trình tập hợp và đánh giá khách quan các quyết định về các hành động và sự kiện kinh tế nhằm xác định mức độ phù hợp giữa các quyết định này và các tiêu chuẩn thiết lập và truyền những kết quả cho những người cần sử dụng. Kiểm tra đánh giá quản lý kinh doanh là loại hình kiểm tra trong doanh nghiệp và cung cấp sự đánh giá rõ ràng tình thế chiến lược của doanh nghiệp. Đe kiểm tra và đánh giá chiến lược, người ta thường sử dụng các nhóm kiểm tra sau nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Để kiểm tra, đánh giá quá trình hoạch định và thực thi chiến lược doanh nghiệp cần xác định rõ các nội dung cần kiểm tra, đánh giá. Các giai đoạn xây dựng và thực hiện chiến lược có đặc tính khác nhau nên phải áp dụng nhiều hỉnh thức kiểm tra, đánh giá khác nhau phù hợp với đối tượng cần kiểm tra.

về nguyên tắc nội dung cần kiểm tra ở mỗi hình thức kiểm tra phải phù hợp với đối tượng kiếm tra nên không thể giống nhau. Điều đó cũng có nghĩa là nội dung kiểm tra, đánh giá xuất phát từ nội dung chiến lược và phù hợp với nội dung của chiến lược cũng như các kế hoạch triển khai chiến lược kinh

doanh.

về bản chất, kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh là quá trình phát hiện những vấn đề ảnh hưởng đến kết quá thực hiện chiến lược, nhằm cảnh báo và đưa ra các biện pháp kịp thời điều chỉnh sửa chữa thích hợp. Các tiêu chí nhằm đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá

hoạt động kinh doanh như sau:

Thử nhất: Việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có được lên kế hoạch cụ thể cho từng nội dung, lĩnh vực và cách thức thực hiện cụ thể hay không?

Thử hai: Việc kiếm tra, giám sát hoạt động kinh doanh có được xuyên suốt từ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, tố chức kinh doanh và giám sát chính công tác kiếm tra, giám sát, đánh giá hay không?

Thứ ba: Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh có đi kèm với việc đánh giá, đưa ra các khuyến nghị, hỗ trợ nhà quản lý ra các quyết định để điều chỉnh, bổ sung, thay đổi phương án kinh doanh hay không?

Kiểm tra và đánh giá quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT giữ vai trò trọng tâm trong quản lý chiến lược; là quá trình đo lường và lượng giá các kết quả chiến lược, thực thi những hành động điều chỉnh đế đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược và đáp ứng với những điều kiện thay đối của môi trường. Đôi khi chiến lược rất logic và hợp lý tuy nhiên trong quá trình thực hiện lại không hiệu quả chỉ vì một số nguyên nhân như thiếu nguồn lực, hay thông tin không cập nhật... Vì vậy, trong quá trình thực hiện chiến lược,

doanh nghiệp cân triên khai các hoạt động kiêm tra đánh giá cũng như các hoạt động điều chỉnh phù hợp.

1.3. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT của một sổ doanh nghiệp và bài học rút ra cho VNPT Vinaphone

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT của một số doanh nghiệp

ỉ.3.ỉ.ỉ.Kinh nghiệm của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel)

Viettel được ví như ông trùm viễn thông, với đội ngũ nhân viên đông đảo, chuyên môn cao đã góp phần tạo ra các công trình lớn, nhỏ chất lượng, làm khách hàng hài lòng hơn cả. Đe có được thành tích trên, phải kế đến công tác quản lý kinh doanh dịch vụ nhanh, chính xác và kịp thời.

Thứ nhất, về công tác quản lý kế hoạch kinh doanh dịch vụ CNTT: tất cả các kế hoạch quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT đều thuộc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội do Tổng công ty lên kế hoạch cho Tập đoàn. Viettel với thương hiệu “Hãy nói theo cách của bạn“, Viettel đã chuyến đối số thành công các thuê bao, phát triển phù sóng dịch vụ viễn thông mạnh, không chỉ trong nước, mà vươn xa cả thế giới. Trước áp lực của cạnh tranh, sự phát triển của nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp công nghệ quốc tế luôn là đơn vị tiên phong dẫn đầu trong việc chuyển đổi số của mình trong việc quăn lý kinh doanh.

Chúng ta có thể thấy ngày nay, các sản phẩm dịch vụ CNTT không còn được cung cấp dưới dạng đĩa cứng đế các khách hàng cài đặt mà dịch vụ đã được cung cấp dưới dạng SAAS (Software as a Service); IAAS (Infrastruture as a Service) hay PAAS (Platform as a Service). Những năm gần đây, chúng ta chứng kiến những xu hướng mới của các dịch vụ CNTT như nền kinh tế chia sẻ mà dẫn đầu là các doanh nghiệp như Uber, Grab, Air BnB,...

Bên cạnh việc sô hóa quy trình quản lý kinh doanh, cung câp dịch vụ, ngày nay các doanh nghiệp CNTT đều ứng dụng các công cụ CNTT nhằm tăng cường khả năng quản lý như các hệ thống quản lý quan hệ khác hàng (CRM), phần mềm kế toán, hệ thống quản lý, khai thác nguồn lực (ERP), các công cụ quản lý tiếp thị liên kết Affiliate,...

Thử hai, công tác triển khai quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT củaViettel luôn bám sát công tác nghiên cứu thị trường, R&D dịch vụ CNTT. Có thể nói chung, công tác nghiên cứu thị trường và R&D dịch vụ viễn thông CNTT cùa Viettel được chú trọng ngay từ bước đầu. Bên cạnh đó Viettel còn chú trọng công tác phát triển kênh phân phối dịch vụ viễn thông CNTT, các kênh gián tiếp như đại lý, cộng tác viên được Viettel rất quan tâm.Trước đây, các doanh nghiệp thường chú trọng cho kênh phân phối trực tiếp hoặc hữu hình qua đại lý, tuy nhiên, xu hướng này dần được thay thế bởi hệ thống thương mại điện tử ngày càng phát triến. Các ông lớn về thương mại điện tử như Alibaba, Amazon AWS, Microsoft One... là những kênh bán điển hình

cho đối tượng B2B qua đó cung cấp hàng loạt các dịch vụ, giải pháp CNTT xuyên quốc gia.

Thứ ba, công tác kiểm tra giám sát quản lý kinh doanh dịch vụ CNTTsẽ do Tổng công ty phân công cho từng người đứng đầu và lập ban kiểm tra bao

gồm: Ban kiểm tra giám sát kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, Viettel cũng quán lý các số lượng thuê bao và mức sử dụng của thuê bao, nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó, Viettel tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm tăng mức sử dụng của thuê bao: dịch vụ định vị toàn cầu áp dụng cho

các ngành vận tải, bưu chính, bán hàng tự động áp dụng cho các ngành tài chính và sản xuất, dịch vụ thê di động cho việc thanh toán mua bán, dịch vụ ngân hàng di động cho việc chuyển tiền, thanh toán séc, dịch vụ thông tin tài chính, đặt chỗ du lịch, xem phim trực tuyến...

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Thứ nhất, về công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT: Công ty chú trọng xây quản lý kinh doanh về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ và dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng như các biến động bất thường khác, đối thủ cạnh tranh toàn cầu,... rất kỹ lưỡng. Bên cạnh đó Mobifone còn xác định triết lý kinh doanh và kiên định với các mục tiêu chiến lược, cho từng chi nhánh.

Thử hai, về công tác triển khai quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT: Trong đó phải kể đến công tác chuyển đổi số quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông CNTT của Mobifone. Mobifone đã làm tốt công tác chuyển đỗi số nội bộ về quy trình quản lý kinh doanh và việc đưa vào vận hành các hệ thống ứng dụng viễn thông CNTT nội bộ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, quản lý kinh doanh. Có thể nói, đây chính là bước ngoặt mà Mobifone đã thực hiện tốt.

Thử ba, về công tác kiềm tra, đánh giá quàn lý kinh doanh dịch vụ CNTT: bên cạnh việc triến khai thực hiện, công tác kiếm tra đánh giá của Mobifone cũng được đánh giá cao, cụ thể: kiểm tra và mờ rộng kênh phân phối, phát triển mạng lưới phân phối rộng rãi đến các cửa hàng bản lẻ, các

bưu cục, điểm giao dịch...đa dạng hóa các kênh phân phối dịch vụ CNTT. Đồng thời kiểm tra những cam kết nhất định về trách nhiệm của nhà cung cấp đổi với khách hàng về dịch vụ cung cấp và chính sách hậu mãi: Neu những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng không được giải đáp thỏa đáng hoặc giải quyết lâu thì khách hàng phải được bồi thường tại các đon vị.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho VNPT Vinaphone

Từ sự quản lý hoạt động kinh doanh của MobiFone và Viettel, kinh nghiệm cho VNPT Vinaphone đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT như sau:

ỉ.3.2.ỉ.Kinh nghiệm vê công tác xây dựng kê hoạch chiên lược, kê hoạch quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT

VNPT Vinaphone càn có triết lý kinh doanh riêng cho mình đặc biệt trong lĩnh vực CNTT nhằm tạo ra kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đơn vị, việc này là tối quan trọng để toàn bộ hệ thống luôn đi đúng "đường ray" phát triển đã được định hướng. Đối với lĩnh vực CNTT và hậu thuẫn của sự phát triển không ngừng của công nghệ nền tảng, nếu không có sự xác định định hướng chính xác và giữ tâm lý “đứng núi này trông núi nọ“ sẽ dễ gây lãng phí

về nguồn lực trong quá trình phát triển.

Cần thực hiện rất kỹ hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ và dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng như các biến động bất thường khác, đối thủ cạnh tranh toàn cầu,...

nhằm xây dựng một chiến lược, kế hoạch kinh doanh dịch vụ CNTT phù hợp cho V inaphone theo từng giai đoạn.

Bên cạnh việc xác định triết lý kinh doanh và kiên định với các mục J tiêu chiến lược, Vinaphone cũng cần phải xây dựng những đội ngũ làm chiến lược nhạy bén để kịp thời điều chỉnh thậm chí thay đối để không trở nên lạc hậu, đánh mất sự cạnh tranh, cơ hội phát triển như của một số doanh nghiệp

lớn: Yahoo, Nokia,...

i .2) .2.2 .Kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT

Công tác nghiên cứu thị trường, R&D dịch vụ CNTT: có thể nói chung, công tác Nghiên cứu thị trường và R&D dịch vụ CNTT của Việt Nam chưa được chú trọng như thế giới. Tại VNPT Vinaphone việc này cũng chưa được tổ chức tốt. Do vậy, trong thời gian tới, cần có sự đầu tư cả về nguồn lực, phương pháp lẫn định hướng để công tác nghiên cứu thị trường, R&D đạt

hiệu quả.

Công tác phát triên kênh phân phôi dịch vụ CNTT: VNPT Vinaphone hiện tại vẫn chưa thực sự đã dạng được kênh phân phối, phần lớn vẫn dựa vào nhân sự hiện có của VNPT Vinaphone, các kênh gián tiếp như Đại lý, Công tác viên rất hạn chế. Các kênh khác như Thương mại điện tử, tiếp thị liên kết,... chưa được chú trọng phát triển. Đây chính là điểm mà VNPT Vinaphone cần cải thiện ngay để tránh tụt hậu so với các doanh nghiệp ngay

tại Việt Nam.

Công tác truyền thông dịch vụ CNTT: Hiện nay, VNPT Vinaphone rất chú trọng vào hoạt động truyền thông, đã xây dựng các phòng truyền thông chuyên nghiệp riêng và đan xen cả hình thức truyền thông truyền thống và Digital. Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh xuyên quốc gia cũng như áp lực của các kênh truyền thông mới ngày càng hiệu quả, VNPT Vinaphone cần

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại VNPT vinaphone (Trang 37)