Đầu tư đúng mức truyền thông trọng điểm cho dịch vụ CNTT:

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại VNPT vinaphone (Trang 100)

ỠÍỈM tư đúng mức truyền thông trọng điểm cho dịch vụ CNTT:

Cần xây dựng đội ngũ truyền thông dịch vụ CNTT theo hướng trẻ hóa để có thể triển khai các hoạt động truyền thông bài bản, hiệu quả và sáng tạo đổi với dịch vụ CNTT.

cần có chiến lược truyền thông xuyên suốt và dài hạn hơn bám sát vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh cụ thể một mặt có thể bố trí• / • • • •

nguồn chi phí phù hợp tránh thừa, thiếu, mặt khác có thể xây dựng các nội dung truyền thông xuyên suốt, tránh việc cục bộ, bám theo những sự vụ xé nát các nội dung truyền thông.

Dịch chuyển nguồn đầu tư cho hoạt động truyền thông cho lĩnh vực Digital Marketing, đặc biệt trên các kênh truyền thông hiện đại nhất là cho kênh bán hàng Online (OneSME).

4.2.2A.Tăng cường xây dựng, kiện toàn hệ thống công cụ hồ trợ quản lỹ kỉnh doanh dịch vụ CNTT:

cần đầu tư tống thể cho hệ thống ERP trong doanh nghiệp để liên kết các dữ liệu hiện nay bị phân tán từ đơn vị sản xuất, đơn vị điều hành và đơn vị kinh doanh trực tiếp. Các hệ thống phải được khai thác chung trên một cơ sở dữ liệu thống nhất từ săn xuất, chính sách, chương trình khuyến mại, hợp đồng, hỏa đơn,... để việc khai thác các dừ liệu các cấp được đồng nhất và

chính xác.

Bổ sung các hệ thống hiện đại hơn nhằm giám sát được trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm kênh bán được xuyên suốt và trực quan trên các

Web, Apps di động nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn dữ liệu.

Xây dựng các hệ thống Dashboard trực quan để giám sát hoạt động kinh doanh của các cấp để theo dõi, đánh giá việc triển khai toàn diện các

mảng kinh doanh.

4.2.2.5.7oz ưu quy trình cung cấp dịch vụ:

Với cơ cấu tổ chức hiện tại còn khá cồng kềnh đang được tái cơ cấu, cần phải sớm hoàn thiện tổ chức, căn cứ vào đó xây dựng các quy trình chuẩn để tổ chức kinh doanh dịch vụ CNTT. Trước hết cần thực hiện thuê các đơn vị tư vấn có uy tín như Earn&Young, KPMG, Deloitte đề khảo sát hiện trạng quy trình tổ chức kinh doanh CNTT tại Vinaphone. Trên cơ sở đó kiện toàn quy trình theo đúng quy chuẩn quốc tế. Ban hành và triển khai các cam kết cung cấp dịch vụ (SLA) giữa các đơn vị nội bộ (từ sản xuất, hồ trợ kinh doanh, cung cấp dịch vụ) và giám sát, đánh giá thường xuyên việc triển khai quy trình đế hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện của VNPT Vinaphone.

4.2.2.6.

Aổng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực luôn là bài toán nan giải cho thị trường viễn thông CNTT nói chung và VNPT Vinaphone nói riêng. Tuy nhiên, với các chính sách về nhân sự hiện tại, VNPT Vinaphone không được các nhân sự có trình độ chuyên môn cao đánh giá tốt và ưu tiên số một trong lựa chọn. Các nhân sự tốt về CNTT mà VNPT Vinaphone tuyển được tại cả trụ sở chính và 63 T/TP đều có xu hướng chuyển sang Nhà cung cấp khác với các chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm và môi trường làm việc tốt hơn.Để giải quyết bài toán về nhân sự CNTT cho VNPT Vinaphone cần phải thực hiện đồng loạt một số giải pháp

chính:

Tăng cường công tác tuyên dụng tìm người giỏi từ sớm (từ các trường trung học, đại học, cao đẳng,...) và có các chế độ học bổng, tài trợ, đào tạo, cam kết phát triển để giữ chân người lao động có trình độ chuyên môn cao.

Thực hiện đánh giá khách quan, thường kỳ và thanh lọc quyết liệt đội ngũ nhân sự không phù hợp, không thể đào tạo (chiếm 19% nhân sự hiện tại của VNPT Vinaphone) để tránh ảnh hưởng đến các nhân sự khác cũng như năng suất lao động nói chung của VNPT Vinaphone.

Thực hiện đào tạo, đào tạo lại một cách có hiệu quả hơn đối với các• • • Z • • • • 1 nhân sự hiện hành chưa phù hợp với việc kinh doanh dịch vụ CNTT. Mặt• • X • JL • • • • khác, với các chương trình đào tạo cần phải được xây dựng trúng đích, tránh đào tạo lan man, đào tạo đi đôi với thực hành, đào tạo Onjob,... để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân sự phát triển trình độ phù hợp.

Xây dựng cơ chế lương, thưởng đãi ngộ tương xứng với khả năng của nhân sự và ít nhất bằng với mặt bằng chung của các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam.

Xây dựng và triến khai cơ chế phát triến lãnh đạo, và lãnh đạo kế cận cho Vinaphone một mặt tạo động lực phát triển cho nhân sự, mặt khác luôn

luôn có các cán bộ quản lý kế cận sẵn sàng cho sự phát triển của VNPT Vinaphone.

4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiếm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vlnaphone

Thứ nhất, số hóa hệ thống cơ sở dừ liệu khách hàng của VNPT Vinaphone: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhằm số hóa cơ sở dừ liệu khách hàng hiện hữu (hơn 300.000 khách hàng) và các khách hàng tiềm năng với đầy đủ các thông tin về khách hàng nhằm sử dụng các công cụ BI

(Business Inteligent Tools) để phân tích để có các kết quà về xu hướng, nhu

cầu cũng như hiện trạng sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trên cơ sớ phân tích dừ liệu đó là cơ sở để VNPT Vinaphone xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch cũng như đề ra các chương trình kinh doanh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để kiểm tra giám sát việc phân tập khách hàng, tiếp cận, xử lý các công đoạn trước - trong - sau bán hàng dịch vụ CNTT cho khách hàng.

Thứ hai, số hóa hệ thống kỳ thuật quản lý và cung cấp dịch vụ CNTT của VNPT Vinaphone: Nhằm giảm thiểu các công việc thủ công của các nhân sự bán hàng, chăm sóc khách hàng trong việc khởi tạo, quản lý, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, VNPT Vinaphone cần hoàn thiện hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh tập trung để quản lý trên môi trường số toàn bộ các sản phẩm dịch vụ CNTT. Theo đó, dịch vụ sẽ được quản lý xuyên suốt trên toàn hệ thống tại toàn bộ các điểm chạm với kênh bán hàng cũng như khách hàng,

một mặt tạo nên trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng, mặt khác giúp kênh phân phối của VNPT Vinaphone thuận tiện trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Thử ba, số hóa quy trình: Bên cạnh việc số hóa cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý và việc số hóa toàn bộ các quy trình quản lý nội bộ của VNPT Vinaphone. Việc số hóa này không chỉ là số hóa quy trình cung cấp các dịch vụ CNTT mà là số hóa toàn bộ các quy trình từ quản lý nhân sự, tuyển dụng, quản lý văn phòng, quản lý văn bản điều hành, quản lý kế toán,.... tạo nên một chuỗi các quy trình mà tại các điếm chạm với nhau đều được số hóa. Với việc này được thực hiện, toàn bộ các hoạt động, số liệu, thông tin các hệ thống đều được liên thông với nhau dưới một thể thống nhất được điều hành bởi quy trình. Đây chính là mấu chốt trong chuyển đổi số nội bộ của doanh nghiệp nói chung và VNPT Vinaphone nói riêng nhằm tối đa hóa nguồn lực và là động

lực phát triền cho VNPT Vinaphone. Việc số hóa các quy trình chính là then chốt để kiểm tra, đánh giá chất lượng toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ CNTT cho các khách hàng, phát hiện ra các điểm nghẽn, điểm vướng mắc

trong toàn bộ quy trình một cách nhanh chóng và giải quyêt kịp thời.

4.2.4. Kiên nghị nhăm hạn chê tác động tiêu cực, tận dụng cơ hội từ cácOi • • o • 7 • • O • nguyên nhân khách quan:

Thứ nhât, trên cơ sớ biên nguy thành cơ trong điêu kiện các doanh nghiệp bị ânh hưởng nhiều bởi dịch bênh Covid-19, cần phải thực hiện điều chỉnh ngay các chiến lược cũng như các kế hoạch nhằm tận dụng các lợi thế mà Vinaphone hiện có so với các nhà cung cấp khác về nguồn lực, kênh bán, sản phẩm CNTT đa dạng, mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền để chiếm lĩnh thị phần. Cụ thể, cần xây dựng các giải pháp hồ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh bằng các gói cước ưu đãi, miễn phí qua đó chiếm lĩnh thị phần và tạo niềm tin của doanh nghiệp. Mặt khác cần truyền thông mạnh mẽ về áp dụng chuyển đổi số như liều thuốc với doanh nghiệp giúp tối ưu chi phí, tổ chức kinh doanh hợp lý để vượt qua dịch bệnh. Đây chính là giải pháp cốt lõi để Vinaphone có thể tranh thủ tình hình tạo vị thế lớn hơn tại Việt Nam trong lĩnh vực CNTT.

Thử hai, VNPT Vinaphone cân đâu tư chi phí đê phôi hợp với các bộ, ngành, địa phương cũng như các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghê tổ chức các hội thảo, hội nghị, truyền thông,... về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cần phải chủ động cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các hành lang pháp lý đề khuyến khích / bắt buộc phải ứng dụng CNTT để tối ưu hóa nguồn lực của xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp với ứng dụng CNTT và tạo ra các thị trường mới từ nhu câu của người dân, doanh nghiệp.

Thử ba, VNPT Vinaphone cân phải đánh giá lại nguôn lực, mức độ làm chủ công nghệ, các ưu thế của mình trong các lĩnh vực CNTT, các đối tượng khách hàng (SME, GOV) để định hướng phát triển mũi nhọn tránh dàn trải.

mâu chôt đê nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT

Vinaphone trong những lĩnh vực hẹp mà VNPT Vinaphone có lợi thê tương đối với các đối thủ trong và ngoài nước.

Thử tư, kiên quyết đánh giá, thanh lọc đội ngũ nhân viên không phù hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone. Xã hội hóa kênh bán, xã hội hóa sàn xuất, cung ứng dịch vụ CNTT nhằm tối ưu các nguồn lực của VNPT Vinaphone qua đó tăng cường năng suất lao động, nâng cao tiền lương, cải thiện môi trường làm việc để thu hút nguồn lực lao động chất lượng cao trong và ngoài nước phục vụ chiến lược tăng trưởng lâu dài của VNPT Vinaphone.

KÉT LUẬN

Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, bằng phương pháp tiếp cận có hệ thống, luận văn “Quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại

VNPT Vinaphone” đã giái quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone như sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn nghiên cứu sâu hơn về quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT tại công ty thuộc lĩnh vực viễn thông. Trong đó bao gồm việc xây dựng chiến lược - kế hoạch, triển khai quản lý và kiểm tra đánh giá quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT. Từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng bao gồm nhân tố chủ quan và khách quan. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu cũng đi sâu phân tích bài học tại Viettel và Mobifone đế từ đó rút ra kinh nghiệm trong công tác quàn lý kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT

Vinaphone hiện nay.

Thử hai, dựa trên cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone bao gồm 03 nội dung chính: Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; Tổ chức triển khai kinh doanh và Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT

Vinaphone. Qua thực trạng đã phân tích, luận văn đưa ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong quản lý dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone.

Thứ ba, căn cứ vào thực trạng, luận văn đưa ra định hướng phát triển cho công tác quản lý dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone đồng thời cũng đưa

ra 03 giải pháp để quản lý dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone bao gồm:

Giải pháp hoàn thiện xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone.

Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức triển khai kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone.

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động

kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone.

Tác giả rất hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu của toàn thể các thầy cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Bộ Thông tin và Truyên thông, 20Ỉ7.Thông tư sô 01/2017/TT-BTTT ngày 16/02/2017 về danh mục sản phẩm dịch vụ CNTT trọng diêm.

2. Chính phủ, 2018. Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phù thực hiện đấy mạnh ứng dụng CNTT

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

3. Chính phủ, 2019. Nghị quyết sổ 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020 định hướng đến 2025.

4. Chính phủ, 2007. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

5. David L.Rogers, 2018. Cải tô doanh nghiệp trong thời đại 5(9,dich từ tiếng anh,(Người dịch Phạm Anh Tuấn), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

6. Hà Kim Anh, 2019. Hoàn thiện quản lỷ kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại Tập đoàn Viettel, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

7. Henry Mintzberg, 2010. Nghề quản lý, NXB Thế giới (Kim Ngọc, Thanh Tâm, Tuấn Minh dịch).

8. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Hiếu, 2020. Cơ hội, thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đổi với ngành cống nghệ thỏng tin, Luận văn thạc sỹ,trường đại học Ngoại thương.

10. Nguyễn Hà Mi (2018), Thực trạng quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại Mobifone Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

11. Nguyễn Hà Thu, 2018. Hoàn thiện quản lý kỉnh doanh dịch vụ Công nghệ thông tin tại Mohifone khu vực 7, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính

12. Nguyễn Minh Hà, 2019.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh dịch vụ Công nghệ thông tin tại Vieteỉ - Khu vực 2, Luận văn thạc sỳ, Trường đại học Kinh tế quốc dân

13. Nguyễn Văn An (2018), Phân tích thực trạng quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại Công ty Mobifone-Khu vực 3, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại.

14. Phan Huy Đường (2012) trong giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Quốc hội, 2006. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH1 ỉ.

16. Quốc hội, 2005. Luật Giao dịch điện từ sổ 51/2006/QH11.

17. Quốc hội, 2012. Luật Giá số 1Ỉ/202Ỉ/QHỈ 3.

18. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2018.ị2ựyể7 định số ỉ59/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCLvề việc đổi tên Chiến lược VNPT 3.0 thành Chiến lược VNPT 4.0.

19. Trần Mạnh Dũng, 2018. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tông công ty Viễn thông Mobifone, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngoại thương. 20. Vũ Huy Từ, 2014. Tài liệu học tập môn: Ke hoạch hoạt động của doanh nghiệp, Khoa đào tạo sau đại học trường Đại học kinh doanh và công

nghệ Hà Nội. Các website: https ://vnpt.com. vn/ https://vnptit.vn/ https://solutions.viettel.vn/ https://fpt.vn/vi/khach-hang-doanh-nghiep https://www.mic.gov.vn/ 98

https://www.telkomtelstra.co.id/en/ https://www.singtel.com/

https://aws.amazon.com/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT

Nhăm mục đích tìm hiêu vê thực trạng quản lý kinh doanh dịch vụ CNTT tại VNPT Vinaphone, kính mong Anh/Chị vui lòng giúp tôi trả lời các câu hòi điều tra dưới đây.Tôi cam kết toàn bộ thông tin mà Anh/Chị kê khai sẽ được bảo mật hoàn toàn tuyệt đối và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

I.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: 2. Chức vụ:

3. Đơn vị công tác: Tổng công ty Vinaphone /VNPT IT/TTKD T/TP 4. Phòng ban:

- Tổng Công ty Vinaphone: Ban nhân sự / Ban NCTT&PTDV / Ban KHDN - VNPT IT: Ban Tiếp thị Bán hàng / Ban chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại VNPT vinaphone (Trang 100)