Sự cách tân và thay đổi tiến độ công việc vừa gây hứng thú vừa có tính liên tục. Bƣớc qua thập niên tới, các công ty cách tân trong những lĩnh vực thị trƣờng khác nhau sẽ học cách thiết kế và sử dụng hữu hiệu các chuỗi cung ứng của họ để cải thiện vị thế cạnh tranh trên các thị trƣờng mà họ phục vụ. Họ sẽ tạo ra các chuỗi cung ứng có thể giúp họ phát triển và phân phối các sản phẩm và cung cấp các mức dịch vụ ở những điểm số về giá cả mà các công ty cạnh tranh của họ không thể bằng đƣợc.
Tất cả chúng ta đều có ý thức rằng một điều gì đó sâu xa đã xảy ra trong thập kỷ vừa qua hoặc gần nhƣ thế. Internet là một phần của điều đó, nhƣng chỉ nói về Internet mà thôi đâu. Chúng ta đã học đƣợc điều đó qua bọt “dot com” vào thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Ở đây, có một điều gì đó còn hơn chỉ là việc Internet đang hoạt động.
“ Sự khởi đầu của một việc gì đó to lớn”
Với một cách nhìn tƣơng tự về mặt lịch sử, bạn hãy suy xét xem cách đây 200 năm cái gì đã xảy ra vào đầu một thời đại đƣợc biết đến với tên gọi Thời Đại Công Nghiệp. Ngƣời thời đó nhận thức là tiềm năng năng lƣợng phát nguồn từ việc phát minh và phổ biến máy hơi nƣớc.
Máy hơi nƣớc trong thời gian đầu cung cấp một nguồn năng lƣợng lƣu động có thể đƣợc sản xuất theo nhu cầu và đƣợc khai thác một cách hiệu quả để thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đề cập đến Thời Đại Công nghiệp, ngƣời ta không nói quá nhiều về máy hơi nƣớc cho bằng những việc có thể đƣợc làm và đƣợc thực hiện nhờ năng lƣợng của máy hơi nƣớc. Một khi đã đƣợc khai sinh, Thời Đại Công Nghiệp tiếp tục phát triển mạnh máy hơi nƣớc để tiến dần đến các công nghệ về máy móc tiêu biểu hơn nhƣ là động cơ đốt cháy trong, phản lực, động cơ điện và năng lƣợng nguyên tử.
Sự nổi lên và bành trƣớng của Internet đã tạo ra trong thời gian đầu một hệ thống mạng thông tin đa chiều và toàn cầu có tính “liên tục”. Chi phí kết nối vào hệ thống mạng rẻ đến nỗi mà các công ty chẳng cần phải tiết kiệm bằng cách sử dụng gián đoạn đƣờng dây
hoặc chỉ kết nối định kỳ. Tình trạng bình thƣờng của các công ty là chuyển từ sử dụng gián đoạn đƣờng dây và không kết nối sang tình trạng sử dụng thƣờng xuyên đƣờng dây và kết nối.
Ngày càng nhiều công ty sử dụng Internet và các mạng thông tin khác để tạo kết nối liên tục với nhau, họ sẽ tìm cách chia sẻ những dữ liệu có thể giúp họ phối hợp các hành động tƣơng tác tốt hơn. Họ cũng sẽ học hỏi nhanh hơn và thích ứng với việc thay đổi các điều kiện nhanh hơn. Những khả năng này rõ ràng là sẽ dẫn đến kết quả là các hiệu suất có thể biến thành những lợi nhuận về kinh doanh.
Sự kết nối liên tục là một nguồn ánh sáng mới tỏa chiếu một cách ổn định trên một cảnh vật trƣớc đây chỉ đƣợc nhìn thấy chập chờn. Chúng ta đang trải nghiệm một việc gì đó giống nhƣ là việc xem một chuỗi các bức ảnh chụp đƣợc biến thành một cảnh phim chuyển động. Khi nhiều hình ảnh đƣợc kéo chạy với khoảng cách ngắn hơn, bạn không còn thấy một chuỗi các bức ảnh trong tình trạng tĩnh nữa mà thấy một hình ảnh liên tục, chuyển động. Hình ảnh liên tục, chuyển động này là điều mà ta thấy khi chuyển từ thế giới ảnh chụp nhanh hoặc là thế giới của thời gian đƣợc-phân-đoạn sang thế giới theo thời gian thực.
Việc quản lý chuỗi cung ứng là một quy trình phối hợp giữa các công ty. Những công ty nào học đƣợc cách phối hợp theo thời gian thực sẽ trở thành ngày càng hiệu quả hơn lên. Họ sẽ sinh lợi nhiều hơn và sẽ nhìn thấy đƣợc các cơ hội mới nhanh hơn đối thủ cạnh tranh, những ngƣời còn đang làm việc trong một thế giới của thời gian đƣợc phân đoạn của các ảnh chụp nhanh.
Tiềm năng lợi nhuận của mạch phản hồi tự điều chỉnh
Mạch phản hồi tự điều chỉnh là một hiện tƣợng rất có ích. Một ví dụ là bộ phận kiểm soát tốc độ trung bình trong một chiếc xe. Bộ phận kiểm soát tốc độ trung bình đọc đƣợc thƣờng xuyên tốc độ thực sự của chiếc xe và so sánh nó với tốc độ mà nó đã đƣợc thiết kế. Nó phản ứng tích cực để đƣa tốc độ thực sự lên bằng với tốc độ mong muốn. Nó khiến cho động cơ tăng tốc hoặc giảm tốc. Mục đích của việc kiểm soát tốc độ trung bình là đạt đƣợc và duy trì tốc độ mong muốn. Khi chiếc xe chạy trên đƣờng cao tốc, nó liên tục kiểm soát tốc độ và vận hành động cơ để đạt đƣợc mục đích của nó.
Các ví dụ khác về một mạch phản hồi tự điều chỉnh đang hoạt động là bộ điều nhiệt tự động, nó kiểm soát nhiệt độ trong một căn phòng, hoặc một tên lửa đƣợc hƣớng dẫn, nó tập trung vào một nguồn nhiệt hoặc một nguồn phát sóng radar. Các mạch phản hồi tự điều chỉnh sử dụng việc phản hồi tiêu cực để liên tục chỉnh sửa hành vi. Việc phản hồi tiêu cực xảy ra khi một hệ thống so sánh tình trạng hiện hành của nó với tình trạng ( hoặc mục đích) mong muốn và áp dụng hành động chỉnh sửa để đƣa nó tiến theo một hƣớng là tối thiểu hóa
sự khác biệt giữa hai tìnhtrạng trên. Một dòng phản hồi tiêu cực liên tục hƣớng dẫn hệ thống ngang qua một môi trƣờng đang thay đổi tiến đến mục đích của nó.
Các công ty có thể học cách làm việc chung với nhau để hoàn thành các mục tiêu thực hiện chuỗi cung ứng để mà sinh lợi cho tất cả các công ty. Họ có thể học cách điều chỉnh liên tục hành vi của họ hàng ngày, hàng giờ để phản ứng tích cực với các sự kiện và tiếp tục hƣớng đến các mục tiêu thực hiện của họ. Hậu quả của các chỉ dẫn không hợp lý có thể đƣợc kiểm soát nhờ đƣa việc phản hồi tiêu cực vào để kiềm chế những biến động không thể kiểm soát đƣợc của nhu cầu, mà nếu không có nó thì hậu quả sẽ xảy ra.
Cơ hội hiện giờ nằm ở chỗ tạo đòn bẩy cho sức mạnh của mạch phản hồi tự điều chỉnh xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng. Việc chia sẻ các dữ liệu theo thời gian thực và việc phối hợp chặt chẽ giữa các công ty có thể đƣợc sử dụng để chuyển giao những hiệu suất kinh doanh, những hiệu suất này với thời gian sẽ đem đến kết quả là những món lợi nhuận. Kết quả của những điều chỉnh tăng thêm liên tục này cho các hoạt động của chuỗi cung ứng thì tƣơng tự nhƣ sự tăng triển vốn theo thời gian nhờ vào phép mầu của lãi gộp.
Khai thác mạch phản hồi cho chuỗi cung ứng
Sức mạnh của mạch phản hồi tự điều chỉnh có thể đƣợc thực hiện nhƣ thế nào để phát sinh kết quả trong một chuỗi cung ứng? Câu trả lời đang bắt đầu xuất hiện. Khi các công ty liên kết sử dụng các mạng lƣới thông tin liên tục để quản lý công việc với nhau, họ bắt đầu tự động thu thập các dữ liệu hữu ích nhƣ là một sản phẩm phụ của các hoạt động tƣơng tác của họ: các đơn đặt mua hàng điện tử, tình trạng đơn đặt hàng, các biên lai đơn đặt hàng, các hóa đơn, và tình hình thanh toán. Không còn nữa một công tác hành chính khổng lồ để theo dõi đều đặn việc thực hiện trong các lĩnh vục phục vụ khách hàng, hiệu suất nội bộ, tính linh hoạt của nhu cầu, và việc phát triển sản phẩm.
Khách hàng đang bắt đầu sử dụng các “ thẻ báo cáo” của chuỗi cung ứng để cho điểm thành tích của các nhà cung cấp. Các thẻ báo cáo có tính chính xác hơn và đƣợc sản xuất ra thƣờng xuyên hơn trƣớc đây. Giai đoạn kế tiếp đối với các công ty là đi xa hơn việc sử dụng những thẻ báo cáo này làm những công cụ chỉ đơn thuần thích hợp để đánh vào các nhà cung cấp của họ. Khách hàng và nhà sản xuất, có cơ hội sử dụng dữ liệu này để làm việc với nhau nhằm đáp ứng các mục tiêu thực hiện đem lại lợi ích cho cả hai bên. Các công ty có thể chọn lựa các mục tiêu thực hiện nào sẽ sản sinh ra những lợi ích và những lợi nhuận định lƣợng làm phần thƣởng cho công sức mà họ phải bỏ ra đề hoàn thành các mục tiêu đó.
Hoặc là chỉ một công ty chủ chốt có thể đề ra những chỉ tiêu thực hiện hoặc các nhóm công ty có thể thƣơng lƣợng với nhau để đề ra những chỉ tiêu đó. Điều quan trọng là tất cả các công ty tham gia trong một chuỗi cung ứng phải tin rằng các chỉ tiêu có thể hoàn thành đƣợc và khi chúng đƣợc hoàn thành, kết quả sẽ là những phần thƣởng. Lòng ham muốn nhận
đƣợc những phần thƣởng này là điều làm cho mạch phản hồi tự điều chỉnh trở thành hiện thực.
Mạch phản hồi xảy ra khi các tƣơng tác giữa ngƣời này với ngƣời kia đƣợc sắp đặt tho dạng một trò chơi mà đối tƣợng là việc hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện. Nếu các công ty và những ngƣời trong một chuỗi cung ứng có sự truy cập theo thời gian thực vào dữ liệu mà họ cần thì họ sẽ chạy theo đúng hƣớng các chỉ tiêu của họ. Nếu họ đƣợc thƣởng khi hoàn thành các chỉ tiêu thì họ sẽ học đƣợc cách đạt đến các chỉ tiêu thƣờng xuyên hơn là nếu không đƣợc thƣởng. Tiềm năng lợi nhuận của phản hồi tiêu cực và chuỗi cung ứng tự điều chỉnh nhƣ thế là đã đƣợc khơi nguồn.
Hành vi mang tính đột biến trong các chuỗi cung ứng
Trong những phƣơng cách làm việc của một hệ thống, ví dụ một thị trƣờng tự do chẳng hạn, chúng ta chứng kiến đƣợc hành vi đột biến. Hành vi này là cái mà nhà kinh tế học vĩ đại ngƣời Anh, Adam Smith, đề cập đến nhƣ là “bàn tay vô hình” của thị trƣờng. Bàn tay vô hình này xuất hiện để định ra những giá cả của sản phẩm để mà phân phối một cách tốt nhất. Các lƣợng hàng cung ứng đáp ứng đƣợc những nhu cầu của thị trƣờng. Các tƣơng tác cục bộ giữa rất nhiều tác nhân, đƣợc chi phối bởi các quy luật đơn giản về phản hồi hỗ tƣơng, tạo ra một hiệu quả lớn cho toàn bộ hệ thống dẫn đến kết quả của cái mà chúng ta gọi là hành vi đột biến.
Khi chúng ta bắt đầu thực hiện việc quản lý chuỗi cung ứng nhƣ là một trò chơi giữa các công ty và những ngƣời đƣợc cổ vũ để hoàn thành một số chỉ tiêu thực hiện, chúng ta sẽ thấy đƣợc hành vi mang tính đột biến trong các chuỗi cung ứng của những thị trƣờng. Những ngƣời chơi giỏi trong các chuỗi cung ứng của những thị trƣờng đặc biệt sẽ tìm kiếm nhau bởì bằng cách chơi chung, họ có thể tạo ra các chuỗi cung ứng hiệu nghiệm hơn và làm sản sinh ra các lợi nhuận tốt hơn.
Các chuỗi cung ứng sẽ hình thành nhƣ các đội thể thao và các đôi này sẽ thi đấu với nhau để giành lấy thị phần. Giống y nhƣ trò chơi bóng rổ hoặc bóng đá diễn biến theo thời gian, trò chơi quản lý chuỗi cung ứng cũng sẽ nhƣ vậy. Các chiến thuật mới, các kỹ thuật mới, và công nghệ mới sẽ xảy ra. Các nhu cầu của thị trƣờng và sự mong muốn lợi thế cạnh tranh sẽ hƣớng dẫn các công ty hợp tác với nhau và cùng nhau cách tân để chiến thắng ở trò chơi quản lý chuỗi cung ứng.
Các máy vi tính đƣợc sử dụng tốt nhất để tự động hóa các hoạt động lặp đi lặp lại và rập khuôn mà con ngƣời cho là nhạt nhẽo và buồn nản. Đó là tất cả những hoạt động liên tục và đƣợc làm theo thói quen của các quy trình ghi chép và theo dõi chuỗi cung ứng. Các máy tính làm những nhiệm vụ này rất tốt. Chúng không ngủ gục, không bỏ sót các chi tiết,và chúng có thể giải quyết các số lƣợng khổng lồ về dữ liệu mà không một chút than phiền.
Con ngƣời đƣợc sử dụng tốt nhất để làm các hoạt động sáng tạo và các hoạt động giải quyết vấn đề. Đó là những hoạt động không có những câu trả lợi đúng hoặc sai rõ rệt. Đó là những hoạt động đòi hỏi ngƣời ta phải hợp tác với ngƣời khác, chia sẻ thông tin và thử nghiệm các phƣơng pháp khác nhau để xem thử phƣơng pháp nào có tác dụng tốt nhất. Con ngƣời giỏi về các hoạt động này và họ thích làm những công việc này, vì thế họ học hỏi và ngày càng giỏi giang hơn.
Ở một mức độ vĩ mô, điều này nâng cao các chuỗi cung ứng, thật vậy, chúng sẽ học hỏi và phát triển thông minh hơn. Các máy vi tính sẽ lắng nghe tiếng kêu vo ve và lách tách của các dữ liệu đang luân chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng liên tục và theo thời gian thực. Chúng sẽ dùng các thuật toán trong việc nhận ra các mô hình để phát triển các trƣờng hợp ngoại lệ và các sự kiện cần đƣợc con ngƣời lƣu ý. Cũng nhƣ các phi công và các hoa tiêu giỏi, ngƣời ta sẽ học phản ứng hiệu quả với các phát triển này khi chúng xảy đến . Ngƣời ta sẽ học duy trì việc điều hành chuỗi cung ứng theo một tiến trình hƣớng đến các chỉ tiêu thực hiện mong muốn.
Các hệ thống mạng có khả năng thích ứng và các chu kỳ kinh tế:
Việc chúng ta học hỏi đƣợc cách nhận biết và phản ứng hiệu quả với những phát triển trong các chuỗi cung ứng của chúng ta thƣờng làm cho các thời kỳ tăng trƣởng và ổn định của thị trƣờng kéo dài. Bất cứ xí nghiệp hoặc thị trƣờng nào mà ở đó có sự siêu phát để phá vỡ chu kỳ cũng là một cơ hội cho chúng ta để áp dụng mạch phản hồi tự điều chỉnh để xóa bỏ những thăng trầm về mặt kinh tế. Sự siêu phát để phá vỡ chu kỳ đƣợc tạo ra bởi cùng một loại động lực mà kết quả đƣa đến là hiệu ứng có sức tác động rất lớn trong các chuỗi cung ứng riêng lẻ.
Trong các xí nghiệp xếp từ sản xuất điện tử đến phát triển bất động sản cho đến các hệ thống viễn thông, sự siêu phát để phá vỡ chu kỳ tạo ra sự lãng phí và sự gián đoạn kinh tế. Nó cũng mang đến với nó mọi thứ khốn đốn liên quan đến con ngƣời do chu kỳ tạo ra. Khả năng nhận biết và loại bỏ các biến động quá lớn trong nhu cầu, giá cả và khả năng sản xuất ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau sẽ tạo ra sự ổn định lớn hơn. Và ngang qua sự ổn định này, sự giàu có vừa đƣợc sản sinh vừa đƣợc bảo tồn. Hãy suy nghĩ đến sự giàu có bị phá hủy bởi những việc đầu tƣ quá mức để tạo ra nhiều công ty máy tính và nhiều khả năng về viễn thông vƣợt quá mức cần thiết. Hãy suy nghĩ về sự giàu có biến mất trong việc đóng cửa các công ty và việc mất việc làm khi những công ty này và các nhà cung cấp của họ cuỗi cùng phải đốimặt với những hậu quả của tình trạng cung vƣợt cầu.
Các hệ thống chuỗi cung ứng nào có khả năng thích ứng sử dụng thông tin theo thời gian thực và sự phản hồi tiêu cực có thể kiềm chế những biến động quá lớn của thị trƣờng.
Chỉ khả năng này thôi cũng sẽ có hiệu lực tạo ra sự giàu có, hiệu lực này còn mạnh hơn cả hiệu lực đƣợc tạo ra bởi máy hơi nƣớc.
CÂU HỎI HƢỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN
1. Trình bày khái niệm chuỗi cung ứng ? Phân tích mục tiêu của chuỗi cung ứng? 2. Phân tích các thành phần của chuỗi cung ứng ? Cho ví dụ minh họa ?
3. Phân biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng ? Lấy ví dụ minh họa ? 4. Trình bày quá trình hình thành và phát triển chuỗi cung ứng ?
5. Ví dụ về một chuỗi cung ứng phát triển qua thời gian?