Một chuỗi cung ứng điển hình gồm có nhà cung ứng và nhà sản xuất, những ngƣời có nhiệm vụ dịch chuyển nguyên vật liệu vào thành phẩm, và các trung tâm phân phối và nhà kho mà qua đó sản phẩm hoàn thành sẽđƣợc phân phối đến cho khách hàng. Tồn kho xuất hiện trong chuỗi cung ứng dƣới một vài hình thức:
• Tồn kho nguyên vật liệu
• Tồn kho trong sản xuất (WIP)
Mỗi loại tồn kho này cần cơ chế quản lý tồn kho riêng. Việc xác định cơ chế này thực sự khó khăn bởi vì các chiến lƣợc sản xuất, phân phối hiệu quả và kiểm soát tồn kho để giảm thiểu chi phí toàn hệ thống và gia tăng mức độ phục vụ phải xem xét đến sựtƣơng tác giữa các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, lợi ích của việc xác định các cơ chế kiểm soát tồn kho này có thể là rất lớn.
Tuy nhiên, công việc tồn kho tại các doanh nghiệp thƣờng gặp khó khăn do một số lý do nhƣ:
- Những thay đổi không mong đợi về nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu khách hàng luôn khó dự báo, và tính không chắc chắn về nhu cầu khách hàng đã gia tăng trong một vài năm qua, có thể do chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn, sự hiện diện của các sản phẩm cạnh tranh trên thịtrƣờng.
- Sự hiện diện của tính không chắc chắn về số lƣợng và chất lƣợng nguồn cung cấp, chi phí của nhà cung cấp và thời hạn giao hàng trong nhiều tình huống.
- Tính không chắc chắn về cầu hoặc cung, thì cũng cần thiết phải tồn kho do thời hạn giao hàng.
- Tính kinh tế nhờ quy mô do các công ty vận tải đề nghị khuyến khích các doanh nghiệp vận chuyển sốlƣợng lớn các mặt hàng, và vì vậy phải tồn kho lƣợng hàng lớn.
Vì nhu cầu là không chắc chắn trong đa sốcác trƣờng hợp, nhu cầu dự báo là yếu tố then chốt để xác định số lƣợng đặt hàng. Nhƣng mối quan hệ giữa nhu cầu dự báo và số lƣợng đặt hàng tối ƣu là gì? Số lƣợng đặt hàng nên bằng, lớn hơn hoặc ít hơn nhu cầu dự báo? Và, nếu sốlƣợng đặt hàng khác biệt so với nhu cầu dự báo, khác biệt này là bao nhiêu?