O H+ H → H
1.3.2. Các hiệu ứng soma của bức xạ
Các hiệu ứng sớm
Các hiệu ứng bức xạ sớm là các hiệu ứng xảy ra trong giai đoạn từ một vài giờ cho đến một vài tuần sau khi bị chiếu xạ cấp diễn, tức là sau khi chịu một liều chiếu xạ lớn trong một vài giờ hoặc ít hơn. Các hiệu ứng này xảy ra do sự suy giảm nhanh chóng số lượng tế bào trong một số cơ quan của cơ thể vì nhiều tế bào đã bị hủy diệt hoặc quá trình phân chia tế bào bị cản trở hoặc chậm lại. Các hiệu ứng xảy ra chủ yếu do tổn thương trên da, tủy xương, bộ máy tiêu hóa hoặc cơ thần kinnh tùy thuộc vào liều chiếu đã nhận. Các liều hấp thụ cấp diễn lớn hơn 1 Gy thường gây nôn mửa hoặc buồn nôn. Hiện tượng này được gọi là ốm mệt do bức xạ và xảy ra chỉ một vài giờ sai khi bị chiếu xạ gây tổn hại cho các tế bào thành ruột. Những liều hấp thụ trên 2 Gy có thể dẫn đến tử vong trong vòng từ 10 đến 15 ngày sau khi bị chiếu xạ.
Những người bị chiếu xạ với các mức liều cao có tỷ lệ mắc một số loại ung thư nhất định cao hơn các nhóm không bị chiếu xạ. Ung thư là sự phát triển áp đảo của một số loại tế bào trong cơ thể người. Người ta cho rằng ung thư có lẽ là kết quả của các thương tổn trong hệ thống điều khiển của tế bào, làm cho nó phân chia nhanh hơn các tế bào bình thường. Sự sai lệch này được truyền sang các tế bào con vì vậy số lượng vượt trội của các tế bào bất thường sẽ gây tổn hại cho các tế bào bình thường trong cơ quan đó. Việc đánh giá khả năng làm tăng nguy cơ ung thư rất phức tạp, do thời kỳ ủ bệnh thường rất khác nhau và kéo dài, khoảng từ 5 đến 30 năm hoặc lâu hơn nữa giữa thời điểm bị chiếu xạ và thời điểm xuất hiện bệnh ung thư, và do một thực tế nữa là các bệnh ưng thư gây bởi bức xạ thường không phân biệt được với các bệnh ung thư xuất hiện tự nhiên.
Một hiệu ứng muộn khác có thể xảy ra do bức xạ là sự phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng mất độ tronng suốt của thủy tinh thể của mắt, thường xuất hiện do tuổi già hoặc do mắc bệnh về trao đổi chất như bệnh tiểu đường. Thủy tinh thể của mắt đặc biệt ở chỗ nó không có hệ thống thay thế tế bào, vì vậy nó sẽ trở nên bị đục khi các tế bào của nó bị tổn thương. Trong trường hợp bị chiếu xạ, có vẻ như tồn tại một ngưỡng liều mà dưới đó hiệu ứng đục thủy tinnh thể không diễn ra. Mức này vào cỡ 15 Sv, và như vậy bằng cách thiết lập các giới hạn liều để liều tổng cộng đối với võng mạc trong toàn bộ thời gian làm việc được duy trì ở mức này, khả năng bị đục thủy tinh thể do bức xạ có thể tránh được.