Bảo vệ an toàn đối với các nguồn phóng xạ hở

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 72 - 75)

O H+ H → H

4.4. Bảo vệ an toàn đối với các nguồn phóng xạ hở

4.4.1. Nguyên tắc chung

Điều chủ yếu là phải giảm thiếu tối đa các lượng chất phóng xạ cần xử lý, bao kín chúng khi có thể được, và sử dụng các trang thiết bị và quy trình thích hợp. Trong các phòng thí nghiệm phải chú ý đặc biệt các lớp phủ bề mặt và hệ thống thông khí. Các tủ hút là trang bị cơ bản nhất ngay cả khi chỉ cần pha chế các mức hoạt độ khá thấp. Đối với các công việc ở các mức hoạt độ cao sẽ phải cần dùng các tủ bốc. Các bàn ghế, tủ hút và tủ bốc cần phải có kết cấu thích hợp để gá đỡ được tấm che chắn tạm thời hoặc thường xuyên có thể cần đến khi pha chế các lượng chất phát  lớn.

Việc chế tạo ra các máy phát đồng vị phóng xạ, đặc biệt là các máy phát Tc-99m, là một bước quan trọng nhằm giảm thiểu sự nhiễm bẩn.

Một máy phát điển hình chứa 0,04 TBq (1 Ci) Mo-99 có chu kỳ bán rã là 66 giờ và phân rã thành đồng vị phát thuần túy  là Tc-99m, có chu kỳ bán rã là 6 giờ. Mo-99 được hấp thụ vào dioxide thiếc và khi đồng vị con Tc-99m sinh ra thì sẽ được giải phóng vào dung dịch muối trong máy phát đó. Dung dịch muối chứa Tc-99m sẽ được phân vào các lọ nhỏ để dùng cho bệnh nhân.

Vì trong tất cả các khu vực chứa chất phóng xạ hở, điều căn bản là phải duy trì tiêu chuẩn chặt chẽ về quản lý phòng thí nghiệm và áp dụng lệnh cấm mọi việc ăn, uống, hút thuốc và những thao tác bằng miệng như hút ống lấy dung dịch. Quần áo bảo hộ, các phương tiện kiểm xạ và tắm rửa phải được trang bị. Bình thường, cần tách riêng các công việc có mức hoạt độ thấp với công việc có mức hoạt độ cao trong phòng thí nghiệm khác nhau vì các phép chẩn đoán mức thấp có thể bị sai lệch do nhiễm bẩn chéo từ các thiết bị có hoạt độ cao dùng trong xạ trị.

4.4.2. Xét nghiệm chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ

Phương pháp đồng vị đánh dấu (vết) giúp ích được trong nhiều việc khám bệnh. Các cơ quan được khám bằng phương pháp này bao gồm phổi, não, gan, lá lách, tụy, tuyến giáp, xương, máu.

Đồng vị chính dùng trong nghiên cứu đánh dấu là Tc-99m dùng để đánh dấu các thuốc hoặc hợp chất có tính đặc trưng trong các cơ quan cần nghiên cứu. Các đồng vị iodine phóng xạ như I-131 và I-123m cũng được dùng, đặc biệt là để thử chức năng của tuyến giáp. Sự di chuyển của vết (đánh dấu) trong cơ thể được nghiên cứu nhờ các detector đặt bên ngoài. Một phương pháp khác nghiên cứu sự di chuyển của hoạt độ đã đưa vào cơ thể là sử dụng thiết bị chụp cắt lớp phát xạ (emission computed tomography). Trong kỹ thuật chụp cắt lớp này, các detector

đã được chuẩn trục để đo bức xạ phát ra từ các nhân phóng xạ trong cơ thể và một hình ảnh có thể được thiết lập dựa trên sự phân bố của chúng trong cơ thể và sự thay đổi của phân bố đó theo thời gian. Hình ảnh này sẽ cung cấp các thông tin về chức năng của cơ quan được nghiên cứu.

Liều bệnh nhân phải chịu thường vào khoảng 1 mSv đối với các xét nghiệm bằng Tc-99m hoặc I-131 nhưng có thể lên đến khoảng 50 mSv cho một số cơ quan nhất định. Liều trên nhân viên y tế chủ yếu là liều trên đầu ngón tay do phải xử lý và cấp phát phóng xạ đánh dấu.

Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân có thể được xuất viện ngay sau khi hoàn thành việc khám bệnh vì mức phóng xạ thấp đã dùng không gây nguy hại đáng kể cho người khác. Hoạt độ phóng xạ này thường giảm xuống đến mức rất thấp trong vòng một vài tuần do bị phân rã và bài tiết.

4.4.3. Điều trị bằng đồng vị phóng xạ

Trong một số trường hợp, việc điều trị được thực hiện tốt nhất bằng cách cho bệnh nhân uống hoặc tiêm dung dịch phóng xạ vào cơ thể. Đồng vị được chọn là đồng vị sẽ tập trung lại trong cơ quan điều trị và như vậy làm giảm tối đa liều trên phần còn lại của cơ thể. Các đồng vị có chu kỳ bán rã khá ngắn (vài ngày) thường được sử dụng và liều lượng được chọn sao cho đạt được liều cần thiết từ lúc uống thuốc cho đến khi đồng vị đó phân rã hoặc bị bài tiết. Ứng dụng chính của phương pháp điều trị bằng các đồng vị phóng xạ là để điều trị các u tuyến giáp bằng I-131. Các liều lượng lên đến 5000 MBq được sử dụng để cung cấp một liều tuyến giáp lên đến 100 Gy và liều trên toàn thân lên đến 1 Gy.

Các bệnh nhân mang các lượng thuốc phóng xạ này phải được chăm sóc trong các điều kiện cho phép ngăn chặn dễ dàng các nhân phóng xạ trong trường hợp bị nhiễm bẩn. Điều kiện lý tưởng là có các khu điều trị bệnh đặc biệt trong đó các bề mặt được thiết kế để cho phép lau chùi dễ dàng và phải có các hệ thống thu gom có lọc. Phải đeo các áo choàng và găng tay khi chăm sóc bệnh nhân, xử lý các vải lót hoặc chất bài tiết và phải tạo ra một khu cất giữ chất thải đặc biệt cho các vải lót bị nhiễm bẩn và các mẫu chất bài tiết. Người chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ phải quy định các giới hạn thời gian cho phép làm các thủ tục chăm sóc bệnh nhân và các thời gian thăm nom. Các phương tiện rửa và kiểm xạ phải được trang bị và sử dụng khi ra khỏi khu vực đó và phải tiến hành kiểm tra bức xạ và nhiễm bẩn đều đặn trong khu điều trị bệnh này.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 72 - 75)